Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 10/01/2025 01:40 (GMT +7)
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Thứ 4, 01/09/2021 | 11:17:25 [GMT +7] A A
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ người bệnh thường có cảm giác đau nhức khó chịu, kèm theo đó là các cơn tê bì chân tay hoặc bị mất cảm giác.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các bao xơ có chức năng nâng đỡ cột sống bị yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra. Lúc này đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trong cột sống, chèn ép lên tủy sống hoặc rễ thần kinh xung quanh gây đau đớn cho người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường xảy ra khi phải vận động thường xuyên và chịu áp lực lớn. Bệnh gây ra tình trạng đau cổ gáy và những bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay có rất nhiều người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, trong đó tình trạng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống C5 C6.
Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ? Dấu hiệu bệnh ra sao? Điều trị như thế nào để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra?
1. Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xảy ra khi bước sang độ tuổi trung niên. Tuy nhiên cũng có những trường hợp người bệnh còn trẻ tuổi nhưng đã bị thoát vị đĩa đệm. Vậy đâu là nguyên nhân khiến họ bị thoát vị đĩa đệm?
Các chuyên gia cho biết, bị thoát vị đĩa đệm có thể là do:
- Làm việc, vận động quá sức hoặc lao động sai tư thế dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương.
- Tuổi tác khiến cơ thể bị lão hoá, đĩa đệm và cột sống bị mất nước dẫn đến tình trạng thoái hóa xơ cứng, dễ bị tổn thương khi vận động.
- Gặp phải chấn thương cột sống vùng cổ, gáy.
- Mắc phải các bệnh lý bẩm sinh ở cột sống như gù vẹo, thoái hóa đốt sống,... hoặc bị di chuyển.
- Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ như: Thừa cân, béo phì, người lao động chân tay, thường xuyên phải mang vác nặng,...đều có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
2. Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gặp
Hiểu rõ các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thường gặp giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2.1. Dấu hiệu lâm sàng
Một số dấu hiệu lâm sàng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gặp như:
- Đau nhức trên diện rộng. Cơn đau khởi phát tại một hoặc hai đốt sống cổ sau đó làn ra bả vai, cánh tay, sau đầu và hốc mắt.
- Tê ngứa khởi phát từ cổ rồi lan ra toàn thân và tay chân, nếu khối thoát vị chèn ép tủy sống. Trong trường hợp chèn ép xảy ra ở dây thần kinh, người bệnh sẽ có cảm giác bị tê ngứa ở vùng cánh tay, ngón và bàn tay.
- Khi bị thoái hóa cột sống cổ, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động. Đặc biệt là khi cử động cổ và cánh tay. Bên cạnh đó, họ cũng gặp khó khăn khi đi bộ. Có cảm giác căng cứng bắp chân khi vận động.
- Tình trạng yếu cơ cũng có thể xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đầu tiên là các cơ chân bị yếu khiến người bệnh đi lại không vững. Tình trạng yếu cơ tăng lên khiến bắp chân bị rung mỗi khi vận động gắng sức.
Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như: Đau một bên lồng ngực, bị táo bón, khó tiểu, khó thở,...
Thực tế các dấu hiệu lâm sàng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ không phải xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân. Do đó, để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để chụp cộng hưởng MRI - một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
2.2. Các dấu hiệu cận lâm sàng khi chụp cộng hưởng từ MRI
Các dấu hiệu cận lâm sàng khi chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy bạn bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bao gồm:
- Đĩa đệm nằm không đúng vị chí, có thể chèn ra trước hoặc vào thân đốt sống cổ.
- Khối nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí thông thường.
- Cột sống cổ bị cong vẹo, chiều cao đốt sống giảm (tam chứng barr).
- Rễ dây thần kinh hoặc tủy sống cổ có dấu hiệu bị chèn ép.
2.3. Các dấu hiệu tăng theo cấp độ bệnh
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng được chia thành các cấp độ tương ứng với mức độ và tần suất tăng dần theo tình trạng bệnh.
Thoát vị đĩa đệm cấp độ 1: Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy đốt sống cổ bị cứng, khó hoạt động hay xoay chuyển. Hơi đau mỗi khi cúi đầu, sau đó cơn đau sẽ lan dần xuống vai và nghiêm trọng hơn khi làm việc nặng.
Thoát vị đĩa đệm cấp độ 2: Khi tình trạng thoát vị nghiêm trọng hơn người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau kéo dài từ gáy ra sau đầu và tai. Khi vận động cổ, có cảm giác bị vướng và đau, có khi vẹo cổ.
Thoát vị đĩa đệm cấp độ 3: Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng chẩm, trán. Cơn đau lan từ gáy xuống bả vai kèm theo tê bì một hoặc cả hai bên cánh tay, mất cảm giác ở bàn tay. Thi thoảng xuất hiện triệu chứng nấc cụt, ngáp chảy nước mắt và chóng mặt khi vận động.
3. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phụ thuốc vào kết quả lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng bệnh. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được các bác sĩ đề nghị thực hiện, đó là.
- Điều trị dạng thông thường. Đây là phương pháp điều trị nội khoa, sử dụng thuốc kết hợp với nẹp cổ, keo cổ để giảm đau, nằm khớp hoặc tiến hành vật lý trị liệu.
- Trong trường hợp điều trị thông thương không mang lại kết quả sau một thời gian thực hiện các bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành phẫu thuật trị liệu. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, hạn chế nguy cơ và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
Một số phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể kể đến như: Phẫu thuật nội soi, phẫu thuật thay đốt sống cổ lối trước hoặc phẫu thuật thay đốt sống cổ lối trước kết hợp với hàn xương hay thay đĩa đệm nhân tạo.
Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đặc biệt được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân gặp phải các vấn đề như:
- Đau nặng ở cổ, vai, gáy, tay chân bị tê bì, kim châm ở da.
- Điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu phục hồi không mang lại kết quả sau 6 tuần thực hiện.
- Người bệnh có lỗi đĩa đệm nhiều tầng hoặc bị thoát vị đĩa đệm mãn tính.
- Người bệnh có lỗi đĩa đệm và gai xương ở những tầng lân cận.
Phẫu thuật không được chỉ định với những bệnh nhân đau ở cổ và tay gây ra bởi thoát vị đĩa đệm. Người bệnh bị hẹp ống sống nặng hoặc thoát vị đĩa đệm và hẹp ống sống nhẹ.
Phương pháp trị liệu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mang lại hiệu quả cao. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy giảm đau ngay sau khi thực hiện. Đồng thời chức năng vận động có thể hồi phục trong vòng từ 1 đến 6 tuần sau phẫu thuật.
4. Một số biến chứng nguy hiểm do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
- Gây ra tình trạng thiếu máu não hoặc thiểu năng tuần hoàn não.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xoay cổ, đầu kém linh hoạt.
- Tàn phế suốt đời do bị liệt, nếu thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ.
- Hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm gây đau đớn nghiêm trọng ở vùng cổ, bả vai, cánh tay.
- Chèn ép các dây thần kinh ở cánh tay gây đau đớn, tê bì hoặc teo cơ cánh tay.
- Hội chứng chèn ép tủy gây rối loạn vận động và rối loạn cảm giác.
- Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật với các biểu hiện là chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, đau hốc mắt, hạ huyết áp, tăng nhu ruột động,....
- Các cơn đau lan rộng với tần xuất dày đặc hơn. Cơn đau có thể lan dọc từ cổ gáy xuống toàn bộ lưng, mông, đùi, cẳng chân,...gây khó khăn khi vận động.
Hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không thể chữa khỏi hoàn toàn dù áp dụng bất cứ phương pháp trị liệu nào. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm có thể phục hồi đến 95% so với tình trạng sức khỏe bình thường.
Theo phunuvietnam.vn
Liên kết website
Ý kiến ()