Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 24/12/2024 06:04 (GMT +7)
Tiêm vaccine để phòng tránh bệnh cảm cúm trong thời điểm giao mùa
Thứ 3, 12/10/2021 | 08:14:50 [GMT +7] A A
Bệnh cảm cúm có thể xảy ra ở bất kỳ ai và không thể dự đoán trước. Vì thế, cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cảm cúm là tiêm phòng vaccine. Nó đặc biệt quan trọng khi mà giao mùa đang đến gần - thời gian thường bùng phát dịch cúm hằng năm.
Thống kê tại Mỹ cho thấy, năm 2020-2021 là giai đoạn mà tỷ lệ mắc cảm cúm giảm xuống rất thấp so với trước đây. Kéo theo đó là miễn dịch cộng đồng đối với bệnh cảm cúm giảm thấp. Nếu như bệnh cảm cúm bị bùng phát trong khoảng thời gian tới, nó sẽ là mùa cảm cúm hết sức tồi tệ.
Vì thế cách tốt nhất chính là phải tăng cường các biện pháp phòng tránh bệnh cảm cúm, không để bệnh cảm cúm xảy ra. Trong đó biện pháp chủ đạo là tiêm phòng vaccine.
Mới đây, một hội nghị của Trung tâm Quốc gia về bệnh truyền nhiễm Mỹ (NFID) đã được thực hiện. Nội dung chính của nó xoay quanh và làm nổi bật vai trò của của vaccine với phòng tránh bệnh cảm cúm trong mùa dịch sắp tới.
Vai trò của vaccine trong phòng tránh bệnh cảm cúm
Theo khảo sát của NFID, có đến 44% người Mỹ không có kế hoạch hoặc không có dự định chắc chắn rằng sẽ tiêm vaccine cảm cúm. Đặc biệt, tỷ lệ chắc chắn thực hiện tiêm vaccine ở người trưởng thành có nguy cơ cao chỉ đạt 75%.
Không ít các đối tượng tham gia khảo sát nói rằng, họ không tin về hiểu quả của vaccine phòng cảm cúm. Số khác lại cho rằng vaccin phòng tránh cảm cúm là điều không cần thiết vì họ chưa từng mắc bệnh cảm cúm.
Tuy nhiên Tiến sĩ William Schaffner - Giám đốc của NFID đã nói rằng, tiêm vaccine phòng tránh bệnh cảm cảm cúm luôn có tác dụng. Mặc dù, đôi lúc sự tác dụng của nó có thể có các thay đổi nhất định tùy thuộc vào mùa dịch, hay chủng cảm cúm đang lưu hành.
Theo ông, kể cả khi mà vaccine không thể giúp phòng tránh bệnh cảm cúm một cách tuyệt đối và bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Nó cũng vẫn có thể giúp giảm thời gian mắc bệnh, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm cả nguy cơ biến chứng do bệnh gây nên.
Chính vì thế, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên được tiêm vaccine phòng tránh bệnh cảm cúm. Nhất là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cảm cúm như trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, người có nhiều bệnh nền,...
Ngoài ra, bội nhiễm phế cầu là một biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân cảm cúm. Tuy nhiên, nó cũng có thể được phòng tránh bằng các loại vaccine phòng tránh phế cầu. Nên mọi người có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn về việc sử dụng vaccine phòng phế cầu.
Dự báo về mùa bệnh cảm cúm sắp tới
Trong hội nghị, Tiến sĩ Rochelle P. Walensky- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tiến hành trình bày các dự báo về mùa cảm cúm sắp tới.
Ông cho biết, dù trong thời điểm hiện tại bệnh cảm cúm đang được ghi nhận ở mức thấp. Nhưng trên thực tế, các loại virus gây bệnh cảm cúm đã bắt đầu hoạt động trở lại, chẳng hạn như virus hợp bào hô hấp (RSV).
Điều này được cho là bởi tỷ lệ mắc bệnh thấp trong mùa dịch trước khiến miễn dịch cộng đồng yếu. Nên mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hiện tại đó là phải nâng cao khả năng miễn dịch của mọi người, bằng cách khuyến khích người dân tiêm vaccine phòng tránh bệnh cảm cúm.
Trong mùa cảm cúm trước, có 52% người Mỹ đã tiêm vaccine phòng cảm cúm. Do vậy, Tiến sĩ Walensky nói rằng mục tiêu tiêm chủng mà họ hướng đến đạt được trong mùa dịch này cần tương đương với mùa trước.
Điều cha mẹ cần làm để giúp trẻ phòng tránh bệnh cảm cúm
Theo Tiến sĩ Walensky, trong các mùa dịch cảm cúm trước đây chỉ có khoảng 80% số trẻ em được tiêm vaccine phòng tránh bệnh cảm cúm. Hậu quả là có đến 119 trường hợp bệnh nhi tử vong trong mùa dịch cảm cúm năm 2019 và rất nhiều bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc bệnh mức độ nặng.
Vì vậy, điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm để giúp con trẻ phòng tránh bệnh cảm cúm chính là hãy cho trẻ tiêm phòng vaccine.
Tất cả mọi đứa trẻ trên 6 tháng tuổi đều cần được tiêm vaccine phòng tránh bệnh cảm cúm. Nếu trước đó trẻ chưa từng được tiêm vaccine thì số lượng mũi tiêm cần thiết là 2 mũi. Còn nếu trẻ đã từng được tiêm một mũi vaccine trước đó thì chỉ cần tiêm thêm một liều vaccine nữa là đủ.
Đồng thời, chính các bậc cha mẹ cũng cần có một kế hoạch tiêm vaccine phòng bệnh cảm cúm đầy đủ. Điều này giúp tránh việc chính cha mẹ trở thành nguồn lây bệnh cho trẻ.
Lưu ý gì khi tiêm vaccine cảm cúm cho các đối tượng nguy cơ cao, phụ nữ mang thai?
Kết quả thống kê của NFID, trong số người 18-49 tuổi có các tình trạng sức khỏe nguy cơ cao mắc biến chứng của cảm cúm chỉ có 42% được tiêm phòng vaccine cảm cúm. Những tình trạng sức khỏe nguy cơ cao có thể kể đến như đái tháo đường, hen suyễn, bệnh tim,...
Khi các bệnh nhân này mắc bệnh cảm cúm, phản ứng viêm sẽ xuất hiện và lan rộng trên khắp cơ thể. Hậu quả là gây rối loạn trên nhiều hệ cơ quan khác nhau, thúc đẩy các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, đau tim,... dễ xảy ra hơn.
Do vậy, việc tiến hành tiêm vaccine sớm và đủ không chỉ giúp phòng tránh cảm cúm xảy ra. Mà nó còn gián tiếp làm giảm nguy cơ gặp phải đột quỵ hay đau tim.
Bên cạnh đó, đối tượng phụ nữ mang thai cũng là những đối tượng cần phải được quan tâm đặc biệt đối với vấn đề tiêm vaccine phòng bệnh cảm cúm.
Theo Tiến sĩ Laura E. Riley, dù cảm cúm ở phụ nữ mang thai thực sự nghiêm trọng. Nhưng tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh cảm cúm ở nhóm đối tượng này lại chỉ đạt khoảng 55%.
Bà nói thêm, vaccine phòng bệnh cảm cúm là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tiêm phòng vaccine không làm gia tăng các nguy cơ trong thai kỳ như sẩy thai, sinh non,... Trong khi đó, kháng thể tạo nên khi tiêm phòng vaccine không chỉ giúp mẹ phòng bệnh cảm cúm. Nó còn có thể truyền cho thai nhi qua rau thai.
Điều này giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ khi bị mắc cúm, nhất là trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ.
Cuối cùng, Tiến sĩ Walensky đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của vaccine phòng tránh bệnh cảm cúm. Mọi người cần tiêm vaccine cảm cúm đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của bản thân, của gia đình và của cả xã hội.
Theo phunuvietnam.vn
Liên kết website
Ý kiến ()