Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 15/11/2024 08:27 (GMT +7)
Top 7 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Pháp xây dựng ở TP. Hồ Chí Minh
Thứ 5, 13/09/2018 | 14:07:19 [GMT +7] A A
Trong giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20, Sài Gòn thuộc quyền cai trị của thực dân Pháp nên không hiếm những công trình kiến trúc giao thoa văn hóa Đông Tây. Hiện nay, thành phố vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiểu Pháp đẹp mắt mang nét độc đáo từ thế kỷ trước. Mời các bạn khám phá top 7 công trình kiến trúc nổi tiếng nhất do Pháp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh nhé.
Nhà Thờ Đức Bà
Vào ngày 7/10/1877 vị giám mục người Pháp Isidore Colombert đã đặt lên những viên gạch đầu tiên để khởi công xây dựng Nhà Thờ Đức Bà với lối kiến trúc Roman cổ kính tại quận 1 TP. HCM ngày nay. Toàn bộ vật liệu xây dựng nhà thờ đều được nhập khẩu từ Pháp, có mặt ngoài xây bằng gạch đỏ vàng không tô trát. Điểm nổi bật nhất ở Nhà Thờ Đức Bà là bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình cao 4,2 m được mang từ thành phố Rome sang Việt Nam và hai tháp chuông lớn nặng khoảng 2,7 tấn. Nhà Thờ Đức Bà luôn là địa điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước tham quan. Hiện nay, nhà thờ đang trong giai đoạn trùng tu với thời gian kéo dài 2 năm.
Bưu điện thành phố
Tọa lạc ngay quận 1, bưu điện thành phố được Pháp xây dựng vào năm 1886-1891 theo bản vẽ của kiến trúc sư Villedieu kết hợp phong cách Châu Âu và Á Đông. Những mái vòm hình tròn lớn dọc trần, cửa ra vào và cửa chính của bưu điện được chạm trổ một cách tinh xảo. Còn những ô hình chữ nhật ở trước tòa nhà được trang trí những nhà phát minh, danh nhân người Pháp nổi tiếng. Vị trí bưu điện thành phố nằm gần Nhà Thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập và trung tâm mua sắm lớn nên luôn là địa điểm tập trung nhiều du khách tham quan tại Sài Gòn.
Dinh Độc Lập
Được xây dựng vào năm 1868-1871 Dinh Độc Lập hiện nay là di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia được thiết kế bởi kiến trúc sư Hermite. Tòa nhà tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha, dinh thự lớn có 3 tầng chính, tầng nền, 2 gác lửng và 2 tầng hầm, đặc biệt là sân thượng có thể cho máy bay trực thăng đáp xuống. Mặt tiền của dinh được trang trí theo phong cách cách điệu các lớp mành trúc tại các ngôi nhà Việt xưa và chùa cổ tại Việt Nam còn bên trong thì được trang bị hệ thống phụ trợ hiện đại lúc bấy giờ như: Điều hòa không khí, phòng cháy, hệ thống liên lạc,…Dinh Độc Lập từng là nơi sinh hoạt và làm việc của các đời Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.
Chợ Bến Thành
Vào những năm trước 1975, người dân Sài Gòn thường gọi tên Chợ Bến Thành ngày nay với bằng từ Chợ Mới hay Chợ Sài Gòn. Đây là công trình kiến trúc do nhà thầu Pháp Brossard et Maupin xây dựng trong giai đoạn 1912 đến hết tháng 3/1914 có diện tích 13.056 m². Hiện nay, chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng du lịch nổi tiếng của TP. Hồ Chí Minh, nơi còn lưu giữ vẻ đẹp cổ kính của thế kỷ trước và biết bao hoài niềm về Sài Gòn xưa một thời đã qua.
Trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh
Trụ Sở UBND TP. Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc Pháp cổ kính và đẹp nhất tại Sài Gòn hiện nay. Tòa nhà được thiết kế theo kiểu lầu chuông miền Bắc nước Pháp bởi kiến trúc sư Femand Gardès và được xây dựng trong năm 1898 đến 1909. Trong thời kỳ trước thống nhất năm 1975, tòa nhà có tên gọi khác là Tòa Đô Chánh Sài Gòn, là nơi làm việc và diễn ra các cuộc họp quan trọng của chính quyền cấp cao Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ.
Bảo tàng TP. HCM
Được xây dựng trong 5 năm từ 1885-1890, bảo tàng TP. Hồ Chí Minh được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp – Foulhoux để trưng bày sản vật trong nước. Tuy nhiên, sau khi vừa hoàn thành, tòa nhà lại trở thành tư dinh của Tổng Đốc Nam Kỳ lúc đó. Bảo Tàng có kiến trúc Gothique trong tổng thể còn phần mái thể hiện phong cách Á Đông tinh xảo. Vào năm 1978, chính quyền ra lệnh sử dụng tòa nhà này để làm bảo tàng cách mạng. Nơi đây thu hút các bạn trẻ để tham quan tìm hiểu lịch sử dân tộc và là địa điểm chụp hình cực chất cho các album ảnh cưới hay selfie sống ảo.
Nhà hát thành phố
Vào năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn nghệ sĩ đến biểu diễn và xây dựng tạm thời một căn nhà gỗ tại Công Trường Đồng Hồ (góc đường Nguyễn Du Đồng Khởi) để đoàn hát ở tạm. Sau đó, vào năm 1898 đến 1900, Nhà Hát thành phố được khởi công xây dựng ngay cạnh chỗ ở tạm thời của đoàn hát ngày xưa để làm nơi biễu diễn sân khấu nghệ thuật và các sự kiện lớn. Nhà Hát được xây dựng theo lối kiến trúc Tây Âu bao gồm 1 tầng trệt và 2 tầng lầu bởi các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret. Đây là địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến tham quan tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay.
Theo top7thuvi.com
Liên kết website
Ý kiến ()