Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 23/12/2024 20:39 (GMT +7)
Trong hoàn cảnh nào giáo viên được đề xuất là công việc nặng nhọc, độc hại?
Thứ 5, 08/12/2022 | 07:55:36 [GMT +7] A A
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tại dự thảo mới danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Hiện, danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đang được quy định tại Thông tư số 11 năm 2020 gồm 1.838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chia thành 42 lĩnh vực khác nhau.
Tại dự thảo này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung thêm 51 nghề, công việc thuộc 3 lĩnh vực xây dựng, vận tải và thương binh, xã hội vào danh mục ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trong đó, giáo viên được đề xuất là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi trực tiếp can thiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, hỗ trợ đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng bởi căng thẳng thần kinh tâm lý.
Ngoài ra, 3 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm lĩnh vực này được đề xuất gồm:
- Nhân viên tư vấn Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111;
- Sản xuất, lắp ráp dụng cụ chỉnh hình;
- Trực tiếp giải quyết chế độ chính sách đối với thương bệnh binh và hỗ trợ trực tiếp người có công về điều dưỡng tại đơn vị.
Không chỉ dừng ở đó, dự thảo còn đề xuất một số ngành, nghề khác như sau:
- 14 nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc lĩnh vực xây lắp của xây dựng.
- 29 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc lĩnh vực xây lắp của xây dựng:
- 4 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm lĩnh vực vận tải.
Theo laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()