Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 14:51 (GMT +7)
Trung Quốc phong tỏa thành phố thứ 3, số ca tử vong do COVID-19/ngày ở Nga cao nhất từ trước đến nay
Thứ 6, 29/10/2021 | 08:19:29 [GMT +7] A A
Đến sáng 29/10, thế giới có trên 246,1 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,99 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 46,6 triệu ca mắc và gần 762.700 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 43.500 người nhiễm virus SARS-CoV-2.
Giám đốc điều hành của hãng dược phẩm Moderna cho biết, vaccine ngừa COVID-19 của hãng này có thể bắt đầu được sử dụng cho thanh thiếu niên từ 12 - 17 tuổi ở Mỹ trong vòng vài tuần tới. Giám đốc điều hành Moderna đưa ra khẳng định trên dựa trên cuộc đối thoại với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ. Vào tháng 6, Moderna đã nộp đơn xin phép cơ quan chức năng Mỹ cấp phép vaccine cho thanh thiếu niên từ 12 - 17 tuổi. Ngoài ra, Moderna dự định sẽ sớm nộp đơn xin cấp phép theo quy định riêng của Mỹ cho trẻ em từ 6 - 11 tuổi vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2022.
Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 28/10, nước này ghi nhận hơn 14.300 ca mắc mới COVID-19 và 803 trường hợp tử vong. Hiện tổng cộng trên 34,2 triệu người mắc COVID-19, bao gồm hơn 457.200 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.
Trong 24 giờ qua, Brazil ghi nhận trên ca mắc COVID-19. Đến nay, hơn bệnh nhân COVID-19 đã không qua khỏi trong tổng số trên triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.
Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với số bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.
Thủ đô Moscow của Nga đã đóng cửa trường học, cửa hàng không thiết yếu và nhà hàng trong vòng 11 ngày nhằm chặn đà lây lan của dịch bệnh. Theo truyền thông Nga, các trường học và nhà trẻ cùng tất cả dịch vụ không thiết yếu, trong đó có cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và các khu thể thao và giải trí sẽ đóng cửa cho đến ngày 7/11 tới. Chỉ các cửa hàng bán thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm mới được mở cửa. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh chính quyền thủ đô Moscow đang nỗ lực khống chế làn sóng lây nhiễm COVID-19 với số ca nhiễm và tử vong liên tục ở mức cao chưa từng thấy.
Nga là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh trên thế giới, với hơn 235.000 người tử vong, mức cao nhất châu Âu. Dù chính quyền nỗ lực triển khai chương trình tiêm chủng nhưng tỷ lệ người dân đi tiêm vaccine COVID-19 vẫn tương đối thấp. Hiện mới chỉ có 32% người dân Nga đã hoàn thành việc tiêm chủng. Nga hiện là tâm dịch lớn thứ 5 thế giới với trên 8,39 triệu người mắc COVID-19. Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 1.159 ca tử vong do mắc COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay. Hiện Nga là nước có số người tử vong do COVID-19 cao nhất châu Âu.
Điện Kremlin đã khuyến cáo người dân hạn chế đi lại trong thời gian không phải đi làm theo lệnh được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra tuần trước nhằm khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Hiện Nga đang thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ vị thành niên, đây là tuyên bố của người đứng đầu phòng thí nghiệm thuộc trung tâm nghiên cứu Gamaleya, nơi phát triển vaccine Sputnik V. Vaccine ngừa COVID-19 sử dụng cho trẻ em có thành phần tương tự như Sputnik V và được tối ưu hóa cho độ tuổi để giảm thiểu tác dụng phụ. Hiện nay, Trung tâm Gamaleya đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng, thu thập tất cả các dữ liệu cần thiết để trong tương lai gần. Bộ Y tế Nga sẽ hoàn thành việc kiểm tra và đưa ra quyết định về việc sử dụng vaccine cho trẻ em. Dự kiến vaccine có tên gọi Sputnik M.
Tất cả những quy định áp đặt để chống dịch bệnh COVID-19 như bắt buộc đeo khẩu trang, hạn chế vào quán bar hay nhà hàng, cũng như xét nghiệm COVID-19 trong các trường học… đều có thể được bãi bỏ vào mùa xuân tới tại Đức. Trong tuyên bố chung sau ngày họp đầu tiên của tiến trình đàm phán thành lập Chính phủ Đức, lãnh đạo 3 đảng cầm quyền đã bác bỏ việc tái áp đặt các biện pháp cách ly, phong tỏa trong mùa thu và mùa đông năm nay, đồng thời cho biết họ cũng không có kế hoạch buộc người dân phải quay trở lại với chế độ làm việc tại nhà.
Hiện 3 chính đảng đã đề xuất biện pháp mới trong khuôn khổ Luật phòng chống dịch bệnh lây nhiễm (sửa đổi) trong mùa đông này, Ngoài ra, Đức đã lên kế hoạch thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia theo dõi về tình hình tiêm chủng tại nước này.
Ngày 28/10, số ca nhiễm COVID-19 mới tại Italy đã tăng mạnh trong tuần từ ngày 20 - 26/10 với 25.585 ca, tăng 43,2% so với 17.870 ca của tuần trước, trong khi số người tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi đầu lại giảm. Theo số liệu của Bộ Y tế Italy, cho đến nay, hơn 86% dân số trên 12 tuổi ở nước này đã tiêm ít nhất một liều vaccine và 82% đã được tiêm đủ liều. Chính phủ nước này hiện đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ người đã tiêm vaccine lên 90%. Hiện Italy có khoảng 11 triệu liều vaccine chưa được sử dụng.
Ngày 28/10, Australia đã nới lỏng khuyến cáo đi lại đối với một số nước, trong đó có Mỹ, Anh và Canada, trong bối cảnh nước này chuẩn bị mở cửa trở lại đường biên giới từ tuần tới sau 18 tháng đóng cửa. Australia sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đi nước ngoài đối với những người đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 1/11 sau khi tỷ lệ tiêm chủng tại nước này tăng mạnh.
Quyết định này được đưa ra sau khi các thành phố lớn nhất Australia là Sydney và Melbourne tiến tới bỏ quy định cách ly đối với người đến từ nước ngoài. Tuy nhiên, việc nới lỏng những quy định về đi lại không đồng nhất trên cả nước Australia vì các bang và vùng lãnh thổ có độ phủ vaccine và chính sách y tế khác khau.
Chính phủ New Zealand sẽ nới lỏng các hạn chế nhập cảnh theo từng giai đoạn, bắt đầu từ ngày 14/11 tới. Thời gian cách ly tại các cơ sở tập trung sẽ được rút ngắn từ 14 ngày xuống còn 7 ngày, sau đó người nhập cảnh sẽ tiếp tục cách ly tại nhà và có thể kết thúc cách ly nếu xét nghiệm vào ngày thứ 9 cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tuần trước, New Zealand thông báo một lộ trình nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa, theo đó sẽ nới lỏng các hạn chế một khi 90% người dân được tiêm vaccine.
Trong bối cảnh lệnh phong tỏa và biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đang được duy trì đến ít nhất ngày 30/10, Bộ Y tế Lào đã cho phép 20 nhà máy may mặc ở Vientiane mở cửa trở lại sau thời gian dài đóng cửa do dịch COVID-19 bùng phát. Điều này cho thấy, Lào đã từng bước có những biện pháp nới lỏng để tạo điều kiện cho người dân thích ứng với điều kiện bình thường mới và phục hồi kinh tế - xã hội.
Bộ Y tế Lào ngày 28/10 cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 530 ca mắc mới COVID-19, trong đó có tới 528 trường hợp cộng đồng, còn lại là người nhập cảnh được cách ly ngay. Theo Bộ Y tế Lào, tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn phức tạp khi số ca mắc COVID-19 mới tiếp tục được ghi nhận tại 12 tỉnh, thành. Đáng chú ý, số ca lây nhiễm cộng đồng tại thủ đô Vientiane vẫn ở mức cao với 306 trường hợp trong một ngày. Như vậy, đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 38.281 ca, trong đó có 59 người tử vong.
Tại Campuchia, lệnh hạn chế một số hoạt động rủi ro lây nhiễm COVID-19 tại thủ đô Phnom Penh được kéo dài thêm 2 tuần dù số ca mắc mới liên tục giảm. Chính quyền thủ đô Phnom Penh ngày 28/10 thông báo về việc kéo dài thêm hai tuần, từ ngày 29/10 - 11/11/2021, đối với một số hoạt động kinh doanh và tụ tập đông người gây rủi ro lây nhiễm COVID-19 ở mức cao.
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen vừa đưa ra một tuyên bố quan trọng về việc khôi phục và mở cửa trở lại ngành du lịch trong và sau khủng hoảng COVID-19. Theo tuyên bố trên, Chính phủ Campuchia giữ vững tinh thần chủ động và thực tế thực hiện kế hoạch củng cố ngành du lịch bằng việc khởi động Lộ trình kế hoạch khôi phục ngành du lịch Campuchia trong và sau khủng hoảng COVID-19, cùng với Kế hoạch tổng thể du lịch vì các mục tiêu chủ chốt. Đây là những tài liệu quan trọng vì mục tiêu chiến lược của ngành du lịch Campuchia trong tương lai, hướng tới mở cửa du lịch quốc tế theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào sự an toàn của các điểm đến.
Bộ Y tế Nhật Bản ngày 28/10 đã quyết định triển khai tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả những ai đã tiêm đủ 2 mũi. Ban đầu, Nhật Bản cân nhắc triển khai mũi tăng cường cho nhân viên y tế tuyến đầu và những người trong diện ưu tiên.
Cùng ngày, Nhật Bản báo cáo 312 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số người mắc lên trên 1,7 trường hợp, bao gồm 18.228 bệnh nhân không qua khỏi.
Ngày 28/10, Trung Quốc đã phong tỏa thành phố Hắc Hà thuộc tỉnh Hắc Long Giang với khoảng 6 triệu dân, sau khi ghi nhận 1 ca mắc COVID-19. Đây là thành phố thứ 3 ở Trung Quốc áp đặt lệnh phong tỏa. Chính quyền thành phố Hắc Hà đã yêu cầu người dân ở nhà, cũng như cấm người dân rời khỏi thành phố cực Bắc Trung Quốc này, trừ trường hợp khẩn thiết. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng bắt đầu triển khai việc xét nghiệm cho hơn 1,6 triệu người dân và tiến hành truy vết tiếp xúc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin các dịch vụ xe bus và taxi ở thành phố này đều ngừng hoạt động và xe cộ không được phép rời khỏi thành phố.
Trong 24 giờ qua, Trung Quốc ghi nhận thêm 39 trường hợp mắc mới, trong đó có 23 ca lây nhiễm trong cộng đồng, giảm một nửa so với số ca của ngày trước đó. Điều này cho thấy, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt có thể đang phát huy tác dụng. Hiện tổng cộng 96.938 người đã mắc COVID-19 tại nước này, trong đó có 4.636 trường hợp thiệt mạng
Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) tuyên bố sẽ siết chặt các hạn chế đi lại do dịch COVID-19 dù trong hơn 2 tháng nay, vùng lãnh thổ này không có các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Thông báo được đưa ra bất chấp những lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp tại Hong Kong, cho rằng động thái này có thể gây nguy hiểm cho vị thế trung tâm tài chính của thành phố, với một trong những chế độ kiểm dịch bắt buộc nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Hầu hết du khách đến Hong Kong đều phải trải qua 14 đến 21 ngày cách ly bắt buộc tại khách sạn được chỉ định.
Ngoài ra, Hong Kong cũng đang mở rộng các nỗ lực theo dõi lịch sử đi lại bằng cách thực thi việc sử dụng ứng dụng "LeaveHomeSafe" trong các tòa nhà chính phủ để lưu giữ hồ sơ về lượng khách đến và đi.
Hãng dược Merck của Mỹ thông báo đã đạt được thỏa thuận cho phép 105 nước có thu nhập trung bình và thấp trên thế giới, trong đó có Việt Nam, được tiếp cận với thuốc generic điều trị COVID-19. Thuốc generic được phép sản xuất miễn bản quyền, là bản sao của thuốc biệt dược Molnupiravir với thành phần hoạt chất tương tự.
Theo thỏa thuận, Merck sẽ cấp quyền sản xuất thuốc generic của thuốc Molnupiravir cho Quỹ Sáng chế dược phẩm chung được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, qua đó tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và bào chế cho các nước có thu nhập trung bình và thấp. Merck sẽ không nhận khoản phí nhượng quyền do đại dịch COVID-19 được Tổ chức y tế thế giới xếp là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế.
Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tăng ở một số khu vực trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang theo dõi chặt chẽ AY.4.2, một biến thể phụ của chủng Delta, còn được gọi là Delta Plus. Mục đích là để WHO đánh giá liệu mức độ lây nhiễm của biến thể này có cao hơn so với chủng ban đầu hay không.
Trong bản cập nhật dịch tễ học hàng tuần, WHO cho biết, cơ quan này đã giám sát mức độ xuất hiện của biến thể phụ AY.4.2 từ tháng 7/2021, đồng thời tiến hành các nghiên cứu dịch tễ học và thí nghiệm để xem xét, liệu có sự thay đổi trong khả năng lây nhiễm của biến thể phụ hoặc sự suy giảm khả năng ngăn chặn virus của kháng thể ở người hay không.
Biến thể phụ này đã được phát hiện ở ít nhất 42 quốc gia trên thế giới. Theo dữ liệu của Sáng kiến khoa học toàn cầu (GISAID), khoảng 93% tổng số ca nhiễm biến thể AY.4.2 trên thế giới được phát hiện tại Anh.
Theo vtv.vn
Liên kết website
Ý kiến ()