Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 08:55 (GMT +7)
Bài học về cảnh giác
Thứ 2, 02/04/2007 | 06:05:33 [GMT +7] A A
Một trong những vấn đề “nóng” mà báo chí phản ánh trong tuần qua là vụ việc trồng cần sa tại xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Được biết người dân thản nhiên trồng cần sa vì được cho là “cây thuốc”. Mà người dân đâu có biết cây cần sa là cây gì. Có người còn vui mừng vì “cây thuốc” này đang là cơ hội xoá đói, giảm nghèo!
Trên chuyên mục này của Báo Quảng Ninh số ra ngày 27-12-2006, chúng tôi có phản ánh chuyện cây xưa được trồng thử nghiệm ở xã Lương Mông (huyện Ba Chẽ) nhưng cán bộ các cơ quan chuyên môn và quản lý về lĩnh vực này của tỉnh lại “không biết”. Chúng tôi cũng đã bình luận là từ trách nhiệm “không biết” về cây, con giống này mà có nạn ốc bươu vàng!
Việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phải được kiểm nghiệm khoa học, trước khi đưa vào sản xuất. Trong trồng trọt và chăn nuôi hiện nay đòi hỏi sự sâu sát của cán bộ chuyên môn và chính quyền. Trong các nguyên nhân của sự thiếu sâu sát, có nguyên nhân do thiếu cảnh giác, cho là “làm gì có chuyện đó”. Thiếu cảnh giác nên có các công trình cao tầng giữa thủ đô Hà Nội lại xây dựng thiếu giấy phép và sai phép. Thiếu cảnh giác nên cần sa được trồng ở Đan Phượng, chỉ cách Hà Nội chừng 30 km.
Từ chuyện “không biết” đối với cây xưa ở Ba Chẽ, từviệc trồng cần sa ở Đan Phương,xin đặt câu hỏi: Liệu ở Quảng Ninh có loại vật nuôi, cây trồng gây nguy hại không? Chúng ta không thể không cảnh giác, bởi vùng núi Quảng Ninh đất rộng, người thưa, lại là vùng giáp biên. Hơn nữa vùng này rất khó khăn trong việc kiểm soát. Vì thế việc chúng ta nêu cao tinh thần cảnh giác đối với vấn đề này là không bao giờ thừa.
Liên kết website
Ý kiến ()