Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 31/10/2024 07:32 (GMT +7)
Báo Anh đột kích 'trang trại cày view' ở Việt Nam: Những bức tường điện thoại làm việc suốt ngày đêm, mỗi lượt tương tác giá chưa đến 200 đồng
Thứ 4, 31/07/2024 | 10:05:40 [GMT +7] A A
Một nhiếp ảnh gia người Anh đã đến thăm 5 "trang trại cày view" ở Việt Nam và anh cho biết những địa điểm này "không khác gì start up công nghệ".
Nhiếp ảnh gia người Anh, Jack Latham, đã thực hiện một dự án ở các trang trại ở Việt Nam cho tờ CNN. Tuy nhiên, đây không phải là những đồn điền rộng lớn hay ruộng bậc thang nổi tiếng, mà là “trang trại cày view”.
CNN giải thích, đây là một dịch vụ giúp khách hàng tăng lưu lượng truy cập và tương tác trên mạng xã hội bằng cách “đánh lừa” các thuật toán. Vào những năm 2000, khi mạng xã hội ngày càng phổ biển và trở thành địa điểm cạnh tranh của các thương hiệu trong việc tối đa hoá khả năng tiếp cận người dùng.
Dù không rõ thời điểm các “trang trại cày view” được hình thành, nhưng giới chuyên gia cho biết những cơ sở dạng này đã được vận hành ở các quốc gia đang phát triển từ năm 2007.
Trong thời gian thực hiện dự án, Latham đã đến 5 “trang trại cày view” ở Việt Nam. Những cơ sở này nằm ở ngoại ô của Hà Nội, nằm trong các khu dân cư và một số là bên trong phòng khách sạn. Latham cho biết một trong số đó được một gia đình “điều hành”, trong khi những địa điểm khác không khác gì start up công nghệ.
Một số địa điểm có cách sắp xếp đồ đạc kiểu truyền thống, với hàng trăm điện thoại được điều khiển thủ công, số khác thì có phương pháp nhỏ gọn hơn, còn gọi là “box farming”. Nơi này sử dụng những chiếc điện thoại không có màn hình, được liên kết với nhau sang giao diện máy tính. Theo Latham, người vận hành hầu hết ở độ tuổi 20 đến 30.
Latham miêu tả, chỉ 1 người cũng có thể đảm nhận được 10.000 nhiệm vụ. Tại các “trang trại” Latham đến thăm, mỗi người sẽ đảm nhận một nền tảng truyền thông xã hội riêng. Ví dụ, một “nông dân” sẽ chịu trách nhiệm đăng và bình luận bằng hàng loạt tài khoản Facebook, hoặc đăng tải lên YouTube, liên tục xem video. TikTok hiện là nền tảng phổ biến nhất ở các “trang trại” này.
Mỗi cú click chuột để tăng view hay tương tác có giá chưa đến 1 cent (250 đồng). Dù là tăng tương tác gian lận nhưng họ vẫn coi đây là một công việc bình thường. Latham cho hay: “Họ hiểu rằng họ chỉ đang cung cấp dịch vụ.”
Qua dự án này, Latham cũng cảnh báo rằng, các “trang trại cày view” trên khắp thế giới cũng được sử dụng để lan toả các thông điệp chính trị và truyền bá thông tin sai lệch trong các sự kiện quan trọng, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử.
Theo genk.vn
Liên kết website
Ý kiến ()