Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 15:09 (GMT +7)
Bữa sáng là thời điểm bồi bổ gan tốt nhất, đừng bỏ qua 3 món này
Thứ 6, 10/06/2022 | 22:23:39 [GMT +7] A A
Số liệu toàn cầu cho thấy, có khoảng 30% dân số mắc bệnh gan, và số người mắc bệnh ung thư gan ngày càng tăng qua từng năm.
Gan là cơ quan nội tạng có kích thước lớn trong cơ thể. Gan nằm ở ổ bụng, ẩn bên trong lồng ngực. Gan có vai trò quan trọng đối với cơ thể, không chỉ là cơ quan chuyển hóa các chất, gan còn là "bộ máy" lọc chất độc của cơ thể. Bệnh lý về gan khiến chức năng gan suy giảm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Số liệu toàn cầu cho thấy, có khoảng 30% dân số mắc bệnh gan, và số người mắc bệnh ung thư gan ngày càng tăng qua từng năm.
Chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất để chăm sóc gan. Theo các chuyên gia, bữa sáng là thời điểm tốt nhất để chúng ta bồi bổ gan bằng các loại thực phẩm.
Dưới đây là 3 món ăn bạn không nên bỏ qua trong thực đơn điểm tâm của mình để tăng cường chức năng gan:
Các sản phẩm từ sữa như: sữa, sữa chua, phô mai nguyên chất giúp bổ sung protein và canxi chất lượng cao, giá trị dinh dưỡng của 3 loại này là tương đương nhau. Tuy nhiên, so với sữa, sữa chua còn giúp đường ruột điều hòa hệ vi khuẩn có lợi, đào thải các chất chuyển hóa, cải thiện tiêu hóa và hấp thu ở dạ dày, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, sữa chua có tác dụng làm mát gan, ức chế sự hoạt động của virus gây hại. Do đó, nên ăn sữa chua mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khi mua các sản phẩm từ sữa, bạn cần xem kỹ thành phần. Nên ưu tiên chọn các sản phẩm từ sữa có hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nếu bạn mắc các bệnh mãn tính, để tránh gánh nặng của các sản phẩm từ sữa đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, tốt nhất nên lựa chọn sữa chua không đường hoặc sữa ít béo.
Các món ăn từ đậu nành như: đậu phụ, sữa đậu nành, váng đậu... đặc biệt giàu protein thực vật, canxi, phốt pho, magie, kali, vitamin A và vitamin B, rất hữu ích để cung cấp dinh dưỡng cho gan và sửa chữa các tế bào và mô bị hư hỏng.
Đáng chú ý, từ năm 1988 đến nay, hàng trăm công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng Phospholipid đậu nành là hoạt chất duy nhất có tác dụng cải thiện quá trình hòa tan và chuyển hóa chất béo trong gan. Điều này được thực hiện bằng cách tăng tổng hợp các lipoprotein trong gan từ đó làm giảm tích tụ mỡ ở gan. Ngoài ra, với bản chất là phospholipid tương tự như thành phần màng tế bào nên giúp thúc đẩy quá trình tái tạo màng tế bào, ngăn ngừa quá trình xơ hóa gan, cải thiện chức năng chuyển hóa của gan và bảo vệ gan.
Những người mắc bệnh gút có acid uric cao và người tăng acid uric máu nên hạn chế ăn các sản phẩm từ đậu nành, nhưng vẫn có thể uống sữa đậu nành với liều lượng phù hợp.
Đừng quên ăn các món ăn từ trứng, bao gồm trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng… Các món ăn từ trứng có chứa protein chất lượng cao, tức là dạng axit amin của protein gần với dạng axit amin của con người. Do đó, nó dễ dàng được tiêu hóa và hấp thụ bởi cơ thể.
Trên thực tế lòng trắng trứng có chứa nhiều chất như methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin (lecithin) tốt cho gan.
Bên cạnh đó, trứng còn chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu mỗi ngày ăn một lòng đỏ trứng gà sẽ đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Như vậy, trừ những người bị dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể cách ngày ăn một quả trứng.
Theo dantri.com.vn
Liên kết website
Ý kiến ()