Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 13:16 (GMT +7)
Cách bổ sung vitamin D cho trẻ em
Thứ 4, 12/10/2022 | 17:37:57 [GMT +7] A A
Thiếu vitamin D có thể dẫn đến biến chứng như còi xương ở trẻ em và đau xương do tình trạng nhuyễn xương ở người lớn.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Hà, vitamin D giúp điều chỉnh lượng canxi và photphat trong cơ thể. Qua đó, canxi rất cần thiết cho xương, răng và cơ, giúp chúng khỏe mạnh.
Vị chuyên gia cho rằng người dân nên cân nhắc bổ sung vitamin D cho các trường hợp có nguy cơ như ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trẻ em từ 1 đến 4 tuổi, trẻ sơ sinh (trừ khi bé được bổ sung hơn 500 ml sữa công thức mỗi ngày).
Một số nguồn cung cấp vitamin D tiêu biểu gồm:
-
Ánh sáng mặt trời: Khi ánh nắng từ mặt trời chiếu xuống kéo dài tiếp xúc trực tiếp trên da, hầu hết chúng ta có thể tự tổng hợp ra lượng vitamin D thông qua quá trình quang hợp. Tuy nhiên, khi không đủ ánh sáng mặt trời để tạo lượng vitamin D cần thiết, vị chuyên gia cho rằng việc bổ sung vitamin D là cần thiết.
-
Cá nhiều dầu như cá hồi, cá mòi, cá trích và cá thu
-
Thịt đỏ
-
Gan
-
Lòng đỏ trứng
-
Thực phẩm tăng cường như một số chất béo dạng kem và ngũ cốc ăn sáng
-
Thành phần bổ sung hay thực phẩm chức năng cung cấp vitamin D khác
Liều lượng cần thiết
Với người trên một tuổi, bao gồm cả phụ nữ có thai và cho con bú, BS Hà cho rằng nhóm này cần bổ sung khoảng 10 mg vitamin D/ngày.
Với trẻ sơ sinh dưới một tuổi, 8,5-10 mg vitamin D/ngày là liều lượng phù hợp.
Bổ sung vitamin D trong trường hợp nào?
Đối với người trên 4 tuổi, BS Hà cho rằng khi không đủ ánh nắng mặt trời, nhóm này cần bổ sung vitamin D từ chế độ ăn uống.
“Rất khó để có đủ vitamin D chỉ từ thực phẩm. Do đó, mọi người (bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú) có thể cân nhắc sử dụng thêm thành phần bổ sung hàng ngày có chứa 10 mg vitamin D trong mùa xuân và mùa đông”, vị chuyên gia nhận định.
Trong khi đó, ở những tháng hè và thu, đủ ánh nắng mặt trời, BS Hà cho rằng chúng ta có thể không cần bổ sung vitamin D.
Những người có nguy cơ thiếu vitamin D
BS Hà cho biết: “Trên thực tế, một số người sẽ không thể tạo đủ vitamin D do rất ít hoặc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời”.
Cụ thể, bà khuyến cáo người trên 4 tuổi nên bổ sung 10 mg vitamin D/ngày trong suốt năm nếu:
-
Không thường xuyên ở ngoài
-
Đang ốm chỉ nằm chăm sóc tại giường
-
Thường mặc quần áo che gần hết da khi ở ngoài trời
-
Có làn da ngăm đen (người gốc Phi hoặc Nam Á).
Trong khi đó, trẻ sơ sinh dưới một tuổi nên được bổ sung hàng ngày thành phần bổ sung có chứa 8,5-10 mg vitamin D trong cả năm nếu:
-
Bú sữa mẹ
-
Bú sữa công thức nhưng ít hơn 500 ml/ngày
Nhóm còn lại là trẻ em từ 1 đến 4 tuổi nên được bổ sung hàng ngày thành phần bổ sung có chứa 10 mg vitamin D trong suốt cả năm.
Nguy cơ khi bổ sung quá nhiều
Theo BS Lê Ngọc Hà, việc uống quá nhiều thành phần bổ sung vitamin D trong thời gian dài có thể gây tích tụ lượng lớn canxi trong cơ thể (tăng canxi huyết). Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương xương, thận và tim.
Do đó, vị chuyên gia khuyến cáo không dùng quá 100 mg (4000 IU) vitamin D mỗi ngày với người lớn (bao gồm phụ nữ mang thai và cho con bú, người già và trẻ em từ 11 đến 17 tuổi).
Trẻ em từ 1 đến 10 tuổi không nên dùng quá 50 mg (2000 IU) mỗi ngày. Trẻ dưới 12 tháng không nên có quá 25 microgam (1000 IU) mỗi ngày.
“Nếu bạn chọn bổ sung vitamin D, 10 mg mỗi ngày là đủ cho hầu hết trường hợp. Mặt khác, chúng ta cần luôn nhớ che chắn cơ thể nếu tiếp xúc trực tiếp và kéo dài với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10h đến 15h nhằm tránh tổn thương da, gây ung thư”, BS Hà kết luận.
Theo zingnews.vn
Liên kết website
Ý kiến ()