BS.CKI Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chia sẻ, chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh đái tháo đường không bị thiếu hay thừa dinh dưỡng, kiểm soát tốt lượng đường trong máu, mỡ trong máu, điều chỉnh cân nặng, tránh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp... Người bệnh đái tháo đường cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn thực phẩm lành mạnh và tạo thói quen ăn uống đúng giờ mỗi ngày... để giữ đường huyết ổn định.
Lựa chọn rau, củ
Những thực phẩm nhiều chất bột đường gồm 2 loại: thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bún, mì, khoai, bắp; thực phẩm nhiều đường mà người bệnh phải hạn chế như bánh kẹo, mật ong, nước ngọt... Một số loại rau có thể chứa nhiều tinh bột, góp phần làm lượng đường trong máu tăng cao. Tuy chất xơ từ rau, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt là những loại thực phẩm được khuyến cáo ăn nhiều nhưng người bệnh đái tháo đường cũng cần lưu ý liều lượng.
Bắp, khoai, đậu sẽ cung cấp nhiều chất xơ cho người bệnh, góp phần hạn chế tăng đường huyết nhanh. Do đó, người bệnh có thể đổi món với các loại thực phẩm này. Mặc dù bí ngô có nhiều chất bột đường nhưng loại quả này lại chứa nhiều chất xơ, thấp năng lượng và ít bột đường. Bạn có thể thay thế cho cơm trong bữa ăn thiếu cơm. Cơm có nhiều bột đường nhưng ít chất xơ nên cần ăn ít theo khuyến cáo của bác sĩ (ví dụ, trung bình một chén mỗi bữa ở người lớn).
Dưới đây là lượng chất xơ, carbohydrate và kcal trong các thực phẩm này mà người bệnh tiểu đường có thể tham khảo.
Bắp: bửa chén bắp hạt (khoảng 100 gram hạt) cung cấp 196 kcal; 40 gram carbohydrate; 1,2 gram chất xơ.
Khoai lang: nửa củ khoai lang 100 gram chứa 119 kcal; 28,5 gram carbohydrate; 1,3 gram chất xơ.
Gạo: 70 gram gạo nấu ra một chén cơm chứa 53 gram carbohydrate; 241 kcal; 0,3 gram chất xơ.
Đậu Hà Lan: một chén đậu 50 gram chứa 171 kcal, 30 gram carbohydrate, 3g chất xơ.
Bí ngô: một chén 150 gram chứa 36 kcal; 8,4 gram carbohydrate; 1,1 gram chất xơ.
Ý kiến ()