Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 17:08 (GMT +7)
Câu nói trở thành tâm điểm trong tuần
Chủ nhật, 03/12/2006 | 08:02:09 [GMT +7] A A
Trong phần đầu báo cáo giải trình các câu hỏi của đại biểu Quốc hội ngày 27-11 vừa rồi, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện, không hiểu sao trong phần trình bày của mình về việc cần phải có người tiến hành tố tụng tốt, ông chánh án cho rằng: Hiện tại số lượng thẩm phán thiếu nên phải "vơ vét", bổ nhiệm cả những thẩm phán chưa đủ trình độ và điều kiện quy định.
Đó cũng chính là điều lý giải bất ổn khiến nhiều đại biểu không thể chịu nổi, buộc phải "bật lò xo", chất vấn tiếp ông chánh án. Đành rằng ông cũng đã có lời xin lỗi Quốc hội, xin lỗi cử tri (vì truyền hình trực tiếp trên VTV1) rằng do ông nói có phần "dân dã" chứ thực ra cũng không phải là bổ nhiệm bừa bãi.
Ấy là ông biện minh cho cái câu nói có phần hớ hênh của mình, khi mà nghị trường "nóng" lên đến mức hiếm thấy, nếu không lầm thì phải từ Quốc hội khóa trước, cũng vị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiền nhiệm của ông đã "bộc bạch" một câu để đời: "Pháp luật hiện nay nếu muốn xử kiểu gì cũng được!".
Cử tri cả nước có thể từ đó mà suy ra nhiều vấn đề: Liệu trong số 9.697 bản án bị hủy vì phải sửa, vì oan, sai trong năm 2006 kia có bao nhiêu án do lỗi của các thẩm phán ở diện được ngành "vơ vét" đôn lên như lời ông chánh án thật thà nói ra? Mà đã phải "vơ vét" mới kiếm đủ số thẩm phán thiếu ấy, chất lượng chuyên môn của họ sẽ ra sao? Thật ái ngại cho ông chánh án khi chúng ta nghe ông kể rằng, trong số đó có cả những anh lái xe, những chị đánh máy trong cơ quan tòa án được ngành đôn lên cho đủ số thẩm phán mà ngành đang bị thiếu, quả là đáng lo ngại cho số phận của trên 80 triệu dân ta đến nhường nào!
Từ đấy, chúng ta có thể nhận xét: Với thực trạng trên, nếu tòa xử không oan, không sai mới là giỏi, mới là lạ! Đó là chưa kể tình trạng cố tình xử sai, xử oan người dân do tiêu cực trong ngành tòa án hiện nay.
Một nghịch lý rất khó lý giải ở đây là mỗi năm, theo tôi biết, nội hai trường Đại học Luật ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng đã đủ sức cung cấp tới trên 2 ngàn cử nhân luật cho xã hội. Đó là chưa kể đối tượng học tại chức tại trường. Chúng tôi cũng chưa có số liệu thống kê đầy đủ hơn bởi còn gần chục trường đại học và cao đẳng khác trong cả nước có chuyên khoa luật hoặc liên quan đến tư pháp nói chung. Vậy thì làm sao và có đến nỗi nào mà phải "vơ vét" thẩm phán như thế?
Sự yếu kém xuất phát từ lý do thiếu nhân sự như ông chánh án nêu, theo tôi, sẽ trở nên hết sức đáng ngại khi sắp tới, Việt Nam phải hội nhập thực thụ với thế giới bên ngoài, đặc biệt là khi chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức WTO. Đúng như sự băn khoăn mà đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) nêu ra với ông chánh án và theo ông, cũng không dưới 3 lần mà vẫn không hề được ông Hiện trả lời, thậm chí còn có vẻ không hài lòng.
Nếu với cách nhìn nhận xem ra có phần giản đơn ấy không được lãnh đạo ngành tòa án sớm khắc phục, tôi e rằng sự cố như ông Bửu Huy vừa mới xảy ra ở Bỉ nhân đi dự một hội chợ thương mại ngành thủy sản khiến Hoa Kỳ can thiệp, yêu cầu Bỉ tạm giữ cả mấy tháng bên trời Tây sẽ không phải là trường hợp cuối cùng khi các nhà doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải "bơi" ngoài biển rộng. Khi ấy, điểm tựa của họ không ai khác, chính là sự an toàn của hệ thống pháp luật của ta và sự tư vấn am tường về luật pháp của thế giới. Và, những người nhân danh công lý của nước nhà liệu sẽ bảo vệ họ sao đây?
Thật đáng lo thay!
Đó cũng chính là điều lý giải bất ổn khiến nhiều đại biểu không thể chịu nổi, buộc phải "bật lò xo", chất vấn tiếp ông chánh án. Đành rằng ông cũng đã có lời xin lỗi Quốc hội, xin lỗi cử tri (vì truyền hình trực tiếp trên VTV1) rằng do ông nói có phần "dân dã" chứ thực ra cũng không phải là bổ nhiệm bừa bãi.
Ấy là ông biện minh cho cái câu nói có phần hớ hênh của mình, khi mà nghị trường "nóng" lên đến mức hiếm thấy, nếu không lầm thì phải từ Quốc hội khóa trước, cũng vị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiền nhiệm của ông đã "bộc bạch" một câu để đời: "Pháp luật hiện nay nếu muốn xử kiểu gì cũng được!".
Cử tri cả nước có thể từ đó mà suy ra nhiều vấn đề: Liệu trong số 9.697 bản án bị hủy vì phải sửa, vì oan, sai trong năm 2006 kia có bao nhiêu án do lỗi của các thẩm phán ở diện được ngành "vơ vét" đôn lên như lời ông chánh án thật thà nói ra? Mà đã phải "vơ vét" mới kiếm đủ số thẩm phán thiếu ấy, chất lượng chuyên môn của họ sẽ ra sao? Thật ái ngại cho ông chánh án khi chúng ta nghe ông kể rằng, trong số đó có cả những anh lái xe, những chị đánh máy trong cơ quan tòa án được ngành đôn lên cho đủ số thẩm phán mà ngành đang bị thiếu, quả là đáng lo ngại cho số phận của trên 80 triệu dân ta đến nhường nào!
Từ đấy, chúng ta có thể nhận xét: Với thực trạng trên, nếu tòa xử không oan, không sai mới là giỏi, mới là lạ! Đó là chưa kể tình trạng cố tình xử sai, xử oan người dân do tiêu cực trong ngành tòa án hiện nay.
Một nghịch lý rất khó lý giải ở đây là mỗi năm, theo tôi biết, nội hai trường Đại học Luật ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng đã đủ sức cung cấp tới trên 2 ngàn cử nhân luật cho xã hội. Đó là chưa kể đối tượng học tại chức tại trường. Chúng tôi cũng chưa có số liệu thống kê đầy đủ hơn bởi còn gần chục trường đại học và cao đẳng khác trong cả nước có chuyên khoa luật hoặc liên quan đến tư pháp nói chung. Vậy thì làm sao và có đến nỗi nào mà phải "vơ vét" thẩm phán như thế?
Sự yếu kém xuất phát từ lý do thiếu nhân sự như ông chánh án nêu, theo tôi, sẽ trở nên hết sức đáng ngại khi sắp tới, Việt Nam phải hội nhập thực thụ với thế giới bên ngoài, đặc biệt là khi chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức WTO. Đúng như sự băn khoăn mà đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) nêu ra với ông chánh án và theo ông, cũng không dưới 3 lần mà vẫn không hề được ông Hiện trả lời, thậm chí còn có vẻ không hài lòng.
Nếu với cách nhìn nhận xem ra có phần giản đơn ấy không được lãnh đạo ngành tòa án sớm khắc phục, tôi e rằng sự cố như ông Bửu Huy vừa mới xảy ra ở Bỉ nhân đi dự một hội chợ thương mại ngành thủy sản khiến Hoa Kỳ can thiệp, yêu cầu Bỉ tạm giữ cả mấy tháng bên trời Tây sẽ không phải là trường hợp cuối cùng khi các nhà doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải "bơi" ngoài biển rộng. Khi ấy, điểm tựa của họ không ai khác, chính là sự an toàn của hệ thống pháp luật của ta và sự tư vấn am tường về luật pháp của thế giới. Và, những người nhân danh công lý của nước nhà liệu sẽ bảo vệ họ sao đây?
Thật đáng lo thay!
Liên kết website
Ý kiến ()