Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 26/11/2024 04:13 (GMT +7)
Chiếc bát bằng vàng thời Khải Định đang đấu giá có đúng là đồ thật?
Thứ 2, 24/10/2022 | 10:47:36 [GMT +7] A A
Nhiều nhà sưu tập, đấu giá cổ vật nghi ngờ về chất lượng của chiếc bát bằng vàng thời Khải Định đang đấu giá với mức khởi điểm từ 20-25 ngàn Euro.
Nghi ngờ về bát bằng vàng
Như tin đã đưa, ngoài việc công bố đấu giá ấn vàng triều Nguyễn, trang MILLON còn công bố việc tổ chức đấu giá một chiếc bát bằng vàng rất quý hiếm thời vua Khải Định.
Chiếc bát vàng quý hiếm này được trang MILLON đánh số lô 100/329, có đường kính miệng cao 10,4 cm, cao 7 cm, nặng 456,6g. Mặt ngoài thân bát chạm trổ các đồ án: Rồng mặt nạ, long hí thủy (rồng giỡn với nước), hốt như ý và thủy ba văn (văn sóng nước).
Lòng bát bọc khắc nổi ba đồ án lưỡng long triều thủy (hai con rồng chầu cột nước) và khắc nổi bốn chữ: 啟定年造 (Khải Định niên tạo) ở chính giữa; phía trên bọc một lớp thủy tinh màu nâu đậm.
Mặt dưới đáy bát có khắc nổi bốn chữ: 啟定年造 (Khải Định niên tạo: làm dưới triều Khải Định).
Hãng đấu giá MILLON đặt giá khởi điểm cho chiếc bát đời Khải Định từ 20.000 - 25.000 Euro.
Tuy nhiên, khác với chiếc ấn vàng triều Nguyễn hay kim bài bằng vàng thời Duy Tân - những cổ vật cùng được đưa lên sàn đấu giá lần này, chiếc bát bằng vàng lại không nhận được sự quan tâm nhiều của giới sưu tầm, mua bán cổ vật trong nước.
Lý do, theo một nhà sưu tập giấu tên, rằng "nhìn hoa văn trên bát cứ như học sinh dốt nộp bài. Tôi không dám khẳng định đó là đồ không xịn, nhưng mà nhìn nó cứ thấy lếch thếch thế nào đó. Bởi cái bát vàng, nếu tầm thời Khải Định thường họ làm đẹp lắm. Đồ Khải Định làm nuột có tiếng. Nếu như nó cùng tang dạng với lô đồ Khải Định chuẩn chỉ thì giá cái bát đó phải từ 2 đến 3 tỉ".
Bát vàng đúng là đồ Khải Định!
Trao đổi với phóng viên Lao Động, nhà nghiên cứu cổ vật Trần Đình Sơn, người có rất nhiều công trình nghiên cứu về cổ vật triều Nguyễn khẳng định:
"Đó là một cái bát mỹ nghệ cao cấp do cung đình nhà Nguyễn chế tác dưới thời vua Khải Định!".
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, cái bát này dùng để đựng những cây hoa thủy tiên trang trí vào các dịp lễ Tết, đặt trên các bàn trong điện của vua.
"Với tôi, những cổ vật như thế này, với trên độ tuổi trên dưới 100 năm thì không thể gọi là cổ vật đặc biệt quý hiếm, có giá trị về mặt lịch sử như chiếc ấn Hoàng đế chi bảo. Nó chỉ là một mỹ nghệ phẩm phục vụ sinh hoạt của nhà vua hàng ngày", nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nói.
Theo laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()