Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 28/11/2024 10:32 (GMT +7)
Chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Thứ 6, 25/01/2013 | 04:29:46 [GMT +7] A A
Hiện nay, vào dịp cuối năm do nhu cầu thực phẩm tăng cao, việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, kể là tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, theo nhận định, nguy cơ tái phát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm là rất cao bởi mầm bệnh tồn lưu tại ổ dịch cũ, kết hợp với điều kiện thời tiết bất thường làm sức đề kháng của vật nuôi giảm. Do vậy, yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với công tác phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm là phải có sự chủ động, lấy “phòng” làm hàng đầu để thực hiện tốt các khâu.
Nhìn lại công tác này năm 2012 cho thấy có không ít những tồn tại, hạn chế. Cụ thể như huyện Đông Triều - một địa bàn trọng điểm về chăn nuôi gia súc, gia cầm đã bị dịch tai xanh “bao phủ” toàn bộ các xã, thị trấn gây thiệt hại không nhỏ. Nguyên nhân được xác định rõ là do 2 yếu tố: chủ quan và giấu dịch. Tại TX Quảng Yên, dịch cúm gia cầm làm nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng; các huyện, thị xã khác đối mặt với dịch lở mồm, long móng ở trâu, bò.
Không hiểu vì nguyên nhân gì, trong thời gian gần đây, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm không đạt kế hoạch. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012, toàn tỉnh thực hiện tiêm phòng 2.215.570 liều vắc xin các loại cho đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, vắc xin lở mồm, long móng gia súc chỉ đạt 96,9% kế hoạch; bệnh dại đạt 69% kế hoạch; tụ huyết trùng trâu bò đạt 72,8% kế hoạch; vắc xin gia cầm đạt 93,7% kế hoạch. Những con số trên cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng của công tác phòng bệnh lại chưa được thực hiện tốt.
Trước thực trạng nói trên, UBND tỉnh vừa có Chỉ thị (số 03/CT-UBND, ngày 23-1-2013) về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Vừa nêu rõ các nhiệm vụ cần thiết mà Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tập trung chỉ đạo, Chỉ thị 03 còn xác định trách nhiệm. Đó là, nếu địa phương nào để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn mà không phát hiện kịp thời, không áp dụng các biện pháp bao vây, khống chế, dập dịch để dịch lây lan ra
Và, từ các bài học trong công tác này ở năm 2012 cho thấy, không thể bỏ qua việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người chăn nuôi biết, hiểu và tự giác thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch cho gia súc, gia cầm. Đây chính là yếu tố tạo sự bền vững cho kết quả tích cực của công tác này.
Ngọc Lê
Liên kết website
Ý kiến ()