Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 11:13 (GMT +7)
Chung tay xây dựng tỉnh học tập
Thứ 4, 24/04/2024 | 13:43:01 [GMT +7] A A
Những năm gần đây, nhiều mô hình khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh được nhân rộng, phát triển, qua đó khích lệ tinh thần thi đua học tập của CBCCVC và mọi tầng lớp nhân dân, hướng tới xây dựng tỉnh học tập.
Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị quán triệt, cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư (khóa XII) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” thành các kế hoạch, chương trình công tác. Từ năm 2019 đến nay cấp tỉnh đã ban hành trên 300 văn bản, cấp huyện ban hành trên 400 văn bản để thực hiện… Qua đó tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kết luận 49-KL/TW, Chỉ thị số 11-CT/TW gắn với tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TU của BTV Tỉnh ủy “Về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay”; chủ động đề ra các nhiệm vụ, giải pháp gắn với chức trách, nhiệm vụ của đơn vị nhằm thúc đẩy việc học tập suốt đời của CBCCVC, thành viên, hội viên.
Ông Hồ Chí Đức, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học tỉnh, cho biết: Thời gian qua Hội khuyến học các cấp trong tỉnh đã phát vai trò nòng cốt trong liên kết, phối hợp với các tổ chưc, các lực lượng xã hội, thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Tính đến tháng 3/2024, Hội Khuyến học tỉnh đã ký chương trình phối hợp với 13 đơn vị, sở, ngành, cơ quan, tổ chức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phù hợp với từng đơn vị, phù hợp trong tình hình mới nhằm đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời đến từng hội viên, CBCCVC.
Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến hết năm 2025 có ít nhất 2 thành phố tham gia mạng lưới học tập toàn cầu; 100% tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, cơ quan trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã là đơn vị học tập; 100% gia đình cán bộ, đảng viên, CCVC là gia đình học tập tiêu biểu, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình “Công dân học tập”, “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập”, tham gia mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO. Song song với đó đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC; tăng cường hợp tác quốc tế; đổi mới cơ chế tài chính, đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng công dân học tập, đơn vị học tập và tỉnh học tập…
Bằng các giải pháp tích cực của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Đến hết năm 2023, đa số các chỉ tiêu, mục tiêu về xây dựng xã hội học tập đặt ra đến năm 2025 đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Trong đó nhiều chỉ tiêu cao hơn tỷ lệ chung của cả nước, như 100% đơn vị cấp xã, huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 100% trường đại học trên địa bàn tỉnh đã triển khai đại học số và xây dựng học liệu; 99,4% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dựng CNTT trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục; 72% số người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin; 71,6% số người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống; 62% số công dân đạt danh hiệu “Công dân học tập”…
Theo Sở GD&ĐT, phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển đa dạng, phong phú cả về hình thức và nội dung, thu hút và khích lệ tinh thần thi đua học tập của của mọi tầng lớp nhân dân. Các mô hình học tập trong xã hội, phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị trên địa bàn tỉnh được thực hiện có hiệu quả, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến hết năm 2023 toàn tỉnh có 73% số gia đình đạt danh hiệu gia đình học tập; 63% số dòng họ đạt danh hiệu dòng họ học tập; 82,2% số cộng đồng đạt danh hiệu cộng đồng học tập; 84,6% số đơn vị đạt danh hiệu đơn vị học tập. Quảng Ninh có 2 thành phố là Hạ Long và Uông Bí hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu”, trong đó TP Uông Bí được lựa chọn để xem xét, công nhận.
Hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đa dạng, có đủ loại hình. Các trung tâm học tập cộng đồng đã phát huy vai trò, trách nhiệm triển khai có hiệu quả các hoạt động về công tác xây dựng xã hội học tập. Hiện toàn tỉnh có 638 cơ sở giáo dục; 2 trường đại học; 1 cơ sở đại học; 45 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 177 trung tâm học tập cộng đồng. Mạng lưới cơ sở giáo dục đa dạng đảm bảo sự gắn kết và liên thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân, mọi đối tượng có thể tham gia học tập, học tập suốt đời.
Học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập ngày càng được đẩy mạnh là nền tảng quan trọng để Quảng Ninh sớm hướng đến trở thành tỉnh học tập trong thời gian tới.
Thu Chung
- Đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài trong các cơ quan
- Giao ban Cụm thi đua khuyến học các tỉnh, thành phố khu vực Đông Bắc năm 2023
- Sở GD-ĐT và Hội Khuyến học tỉnh ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2023-2030
- Hội Khuyến học tỉnh triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023
- Hội Khuyến học và Hội Người cao tuổi tỉnh Quảng Ninh ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2023-2026
- Nhân rộng phong trào khuyến học ở khu dân cư
Liên kết website
Ý kiến ()