Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 10:49 (GMT +7)
Có phải chúng ta đã tiêu hết tiền của 6 năm về sau?
Thứ 6, 31/10/2014 | 16:12:32 [GMT +7] A A
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên nêu câu hỏi này khi nói về tỷ lệ nợ công đến 2015 đã đạt 64%, trong khi quy định trong chiến lược đặt ra thì tới năm 2020 mới là 65%
Nhìn lại kế hoạch KT-XH 5 năm 2011-2015, ông Nguyễn Đức Kiên, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cho hay, 11 chỉ tiêu về tiêu tiền thì đạt, còn 7 chỉ tiêu về sản xuất, làm ra tiền thì không đạt.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: Quang Trung |
Phân tích về điểm này, ông Kiên chỉ rõ: Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó như vậy, nhưng lại cứ đưa ra chỉ tiêu để tiêu tiền để đảm bảo những việc khác, liệu có nuôi được nguồn thu ngân sách nhà nước không, hay làm tăng nợ công, phát hành trái phiếu tăng.
Hơn nữa, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, bắt đầu từ năm 2011 phát hành trái phiếu để đảo nợ. Kết quả là chúng ta đã kéo dài được thời gian đảo nợ từ trái phiếu chính phủ, làm giảm áp lực tăng trả nợ cho các năm tiếp theo. Đây là một thành công.
Còn về con số tỷ lệ nợ công 65% GDP, ông Kiên cho rằng, đây là quy định trong chiến lược về nợ công của Chính phủ đặt ra tới năm 2020, chứ không phải đến 2015 đạt 64% tỷ lệ. Như vậy, có phải chúng ta đã tiêu hết của 6 năm sau đó không?”- ông Kiên đặt câu hỏi.
Trước mắt, nhìn vào kế hoạch cho năm 2015, ông Kiên cho rằng, “về cơ bản, nó đã vào đường ray rồi, khó có thể dùng biện pháp cấp bách. Trong khi đó, năm 2013 và 2014, Quốc hội và Chính phủ đưa ra rất nhiều giải pháp. Ví dụ như năm 2014, Chính phủ có quyết định 19 về nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng mới chỉ có một thời gian triển khai. Đồng thời, Quốc hội cũng đã ban hành rất nhiều luật, kể cả luật phá sản, luật đầu tư công... thì năm 2015 khoảng cách để điều chỉnh chính sách để tạo ra động lực lớn sẽ khó mà có được. Cho nên, theo ông Kiên, năm 2015 sẽ vẫn chỉ giữ tốc độ được như hiện nay. Vì thế, không nên đề ra chính sách nào có tính đột phá hay làm hài lòng các đối tượng khác để điều hành. Vì, ông Kiên cho rằng, “chúng ta đã có rất nhiều chính sách, nhưng chưa đủ thời gian để chính sách đi vào cuộc sống”.
Đối với một số chỉ tiêu phát triển KT-XH, ông Kiên đề nghị cần phân tích thêm. Chẳng hạn, trong báo cáo KT-XH của Chính phủ, tăng sản xuất cũng là ngành máy tính và linh kiện điện tử, tăng tồn kho cũng ngành này, rồi tăng thị trường xuất khẩu cũng lại là ngành này. Nhưng nếu đối chiếu số liệu lại thấy, năm 2013, lĩnh vực này nhập khẩu 17,7 tỷ USD, xuất khẩu 10 tỷ USD. Đến năm 2014, nhập khẩu 18 tỷ USD, xuất khẩu 10,61 tỷ USD.
Tức là, số liệu chênh nhau không lớn trong số liệu thống kê, nhưng khi nhận xét thì cái gì cũng đưa nó vào. Điều này làm cho có cảm giác đưa nó vào để gọi là có số liệu mà báo cáo, chứ nó không giúp cho phân tích kinh tế vĩ mô thực chất.
Thứ nữa, ông Kiên khẳng định, chưa thấy báo cáo của Chính phủ phân tích rõ trong báo cáo dự báo của ADB, IMF, WB... về kinh tế năm 2014 đều hạ chỉ tiêu tăng trưởng của cả thế giới và của các nước, nhưng riêng Việt Nam vẫn giữ ở mức 5,8%. Vậy cái gì trong cơ cấu kinh tế, trong điều hành đã giúp chúng ta qua được khó khăn mà cả thế giới vẫn đang khắc phục?
Vì nếu nhìn vào số liệu báo cáo về sản xuất dầu thô, năm 2013, sản xuất được 15,25 triệu tấn, tương đương 120.428 tỷ đồng. Năm 2014, cũng chỉ sản xuất được 15,22 triệu tấn, tương đương 107 tỷ đồng. Như vậy, cùng sản lượng sản xuất dầu như nhau, nhưng giá trị thu về đã không như nhau.
Theo VOV
Liên kết website
Ý kiến ()