Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 01:56 (GMT +7)
Cuộc chiến giao nhận và ‘miếng bánh’ bị bỏ quên: Giao hàng cá nhân toàn quốc
Thứ 5, 20/05/2021 | 09:33:31 [GMT +7] A A
Việt Nam xếp thứ 2 Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng kinh tế internet, bước đệm quan trọng để thị trường giao nhận điện tử tăng tốc.
Trong đó, những diễn biến mới của Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu giao hàng cá nhân toàn quốc ngày càng trở nên cấp thiết.
Cuộc chiến giao nhận mở rộng, hưởng lợi từ thương mại điện tử
Theo báo cáo "Nền kinh tế Internet Đông Nam Á" năm 2020 của Google và Temasek, nền kinh tế internet của Đông Nam Á ước đạt 105 tỉ USD trong 2020 và dự kiến sẽ đạt 309 tỉ USD vào năm 2025, trở thành một trong những khu vực tăng trưởng thương mại trực tuyến nhanh nhất thế giới. Trong đó, Việt Nam là nước có nền kinh tế internet được xếp thứ 2 về tốc độ tăng trưởng với 36%.
Với nhu cầu ngày một gia tăng, dịch vụ giao hàng đã trở nên đa dạng, phục vụ đến từng khách hàng cá nhân. Số lượng người dùng các ứng dụng vận chuyển và giao nhận tại Việt Nam trong năm 2020 đạt 9,5 triệu (xấp xỉ 10% dân số Việt Nam), tăng 37,1% và đóng góp doanh thu 302 triệu đô la, vượt 45,9% so với năm 2019 (theo Statista).
Giao hàng cá nhân toàn quốc: nhu cầu cấp thiết, “ông lớn" chưa mặn mà?
Trong giai đoạn giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển, lượng mua sắm trực tuyến và gửi đồ cho người thân tăng cao đã khiến dịch vụ giao hàng cá nhân toàn quốc phát triển mạnh mẽ. Theo lãnh đạo Bưu điện tỉnh Hải Dương, một trong những điểm nóng Covid-19, mỗi ngày đơn vị này khai thác, chuyển phát từ 50 - 60 tấn hàng.
Giao hàng cá nhân toàn quốc là dịch vụ sử dụng cho mục đích cá nhân như gửi đồ cho người thân, phục vụ công việc, gửi giấy tờ, vật phẩm... không theo định kỳ, trong phạm vi toàn quốc và xuyên tỉnh/thành.
Tuy chưa phát triển rầm rộ như giao hàng cá nhân nội thành và giao hàng thương mại toàn quốc (phục vụ các shop kinh doanh và sàn TMĐT), nhưng nhiều chuyên gia nhận định rằng giao hàng cá nhân toàn quốc sẽ là một thị trường ngách, mới và có nhiều tiềm năng mở rộng trước những diễn biến Covid-19 phức tạp như hiện nay.
Trên thực tế, mặc dù có nhu cầu cấp thiết nhưng nguồn cung cho giao hàng cá nhân toàn quốc lại khá khan hiếm, chưa có nhiều đơn vị công nghệ hoặc các hãng giao vận lớn khai thác. Dường như các “ông lớn” trong lĩnh vực giao nhận đang tập trung vào thị trường béo bở hơn - giao hàng thương mại. Khách hàng cá nhân muốn chuyển hàng liên tỉnh vẫn phải phụ thuộc vào hình thức giao hàng cá nhân truyền thống. Do vậy, việc phát triển các tính năng giao hàng cá nhân công nghệ sẽ rất có ý nghĩa, mang đến nhiều lựa chọn an toàn và tiện lợi cho khách hàng.
Sự khác biệt của giao hàng cá nhân công nghệ
Trong khi các vùng nông thôn, thế hệ ông bà, bố mẹ đã quen thuộc với giao hàng cá nhân truyền thống thì giới trẻ lại rất ưa chuộng các dịch vụ giao hàng công nghệ.
Khi sử dụng dịch vụ giao hàng cá nhân công nghệ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chủ động hẹn giờ lấy hàng. Hàng hóa cũng được lấy tận nơi và giao tận cửa.
Đối với giao hàng cá nhân công nghệ, khách có thể chuyển hàng đến mọi tỉnh thành nhờ mạng lưới toàn quốc, dễ dàng xem thông tin, tra cứu đơn qua ứng dụng. Giao hàng công nghệ thường có mức giá phải chăng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn, dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Tại Việt Nam, một trong những đơn vị tiên phong tiêu biểu trong lĩnh vực này phải nói đến tính năng giao hàng cá nhân toàn quốc được vận hành bởi Ninja Van và Grab trên Grab Express với nhiều đặc điểm vượt trội: lấy hàng tận nơi, giao hàng toàn quốc, theo dõi đơn dễ dàng, an toàn đảm bảo, thao tác nhanh gọn.
Thành lập vào năm 2014, Ninja Van là công ty logistics với nền tảng công nghệ hàng đầu khu vực Đông Nam Á, cung cấp các giải pháp giao nhận tiện lợi cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô trên toàn khu vực với mạng lưới hoạt động ở 6 quốc gia gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Tại Việt Nam, Ninja Van hiện hoạt động trên khắp 63 tỉnh thành và cung cấp nhiều gói cước vận chuyển nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Việt.
Theo Thanh Niên
Liên kết website
Ý kiến ()