Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 26/11/2024 07:41 (GMT +7)
Dạy nghề cho lao động nông thôn
Thứ 5, 22/04/2010 | 01:02:41 [GMT +7] A A
Năm 2010 là năm đầu tiên triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) với quy mô lớn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, điều mà nhiều người quan tâm là việc triển khai như thế nào để chủ trương lớn này sớm đi vào cuộc sống, đem lại hiệu quả cao, góp phần đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Trước thực trạng đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để dành chỗ cho các khu, cụm công nghiệp, công tác dạy nghề cho LĐNT ngày càng trở nên cấp thiết. Nhận thức rõ tầm quan trọng của lực lượng LĐNT, những năm qua, công tác đào tạo LĐNT đã được tỉnh và các địa phương quan tâm và thu được những kết quả quan trọng. Số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nông nghiệp. Không thể phủ nhận được những thành quả của công tác đào tạo nghề cho LĐNT mang lại. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế là, thời gian qua, số lượng và chất lượng dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ LĐNT qua đào tạo nghề còn thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế. Chất lượng lao động được đào tạo cũng còn hạn chế, chưa hình thành được một đội ngũ lao động có kỹ năng nghề đáp ứng với yêu cầu thị trường và hướng tới một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Đây là những vấn đề đặt ra cần được lưu tâm trong chương trình đào tạo nghề cho LĐNT trong giai đoạn tới.
Triển khai thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Quảng Ninh đặt mục tiêu trong giai đoạn 2010-2015 đến 2020, hàng năm đào tạo nghề cho 5.700 LĐNT và 1.500 lượt cán bộ, công chức xã. Tổng kinh phí cho chương trình dạy nghề này dự kiến lên tới gần 300 tỷ đồng. Có thể nói, đây là cơ hội rất tốt cho LĐNT bởi sẽ có nhiều đối tượng được thụ hưởng chương trình với những ưu đãi, ưu tiên, hỗ trợ về kinh phí, ngành nghề đào tạo.
Hoạt động dạy nghề nói chung, dạy nghề cho LĐNT nói riêng không phải là việc làm mới. Song, lần này chúng ta triển khai với quy mô lớn, tập trung để tạo ra bước đột phá nghề cho nông dân, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Do đó các cơ quan có liên quan và các địa phương phải làm quyết liệt, để đề án đạt được mục tiêu, có hiệu quả.
Liên kết website
Ý kiến ()