Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 07:08 (GMT +7)
Đối tượng ký hợp đồng thỉnh giảng tại trường cao đẳng nghề
Chủ nhật, 13/06/2021 | 10:09:01 [GMT +7] A A
Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác (ngoài các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo) đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.
Bà Nguyễn Ngọc Tuyết (Tiền Giang) làm kế toán tại trường cao đẳng nghề, mã ngạch V.09.02.03. Trước đó, theo phân công, bà đã có 5 năm giảng dạy môn kế toán doanh nghiệp.
Nay nhà trường căn cứ Điểm đ Khoản 5 Điều 5 và Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 07/2017/BLĐTBXH không phân công cho bà giảng dạy nữa mà chuyển sang ký hợp đồng thỉnh giảng. Bà Tuyết hỏi, trường hợp của bà có được phân công giảng dạy không?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thì định mức giờ giảng đối với viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh, sinh viên; khảo thí và bảo đảm chất lượng là 80 giờ chuẩn/năm.
Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác (ngoài các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ nêu trên) đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.
Do đó, nhà trường không phân công giảng dạy cho viên chức đang làm việc tại phòng kế toán mà thực hiện hợp đồng thỉnh giảng là đúng quy định.
Theo chinhphu.vn
Liên kết website
Ý kiến ()