Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 01:16 (GMT +7)
Giá nguyên liệu đầu vào đắt đỏ, đẩy CPI tháng 9/2022 tăng 0,4%
Thứ 5, 29/09/2022 | 10:34:05 [GMT +7] A A
Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào là những nguyên nhân chính đẩy CPI tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước chủ yếu do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022 - 2023.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 9 nhóm hàng có chỉ số tăng so với tháng trước; 2 nhóm giảm, trong đó nhóm giao thông giảm 2,23% do giá xăng liên tục đi xuống ở các kỳ điều chỉnh trong tháng và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.
Như vậy, so với tháng 12/2021, CPI tháng 9 tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%. Lạm phát cơ bản tháng 9/2022 tăng 0,47% so với tháng trước.
Tính chung, CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với quý III/2021. Bình quân 9 tháng năm nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,88% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,73%).
Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong quý III năm 2022 được Tổng cục Thống kê nhắc đến là: Giá xăng dầu trong nước bình quân quý III/2022 tăng 21,77% so với cùng kỳ năm trước với 25 đợt điều chỉnh (11 đợt giảm giá), giá các mặt hàng thực phẩm quý III/2022 tăng 2,33%, giá gas trong nước biến động theo giá thế giới...
Trong tháng 9, chỉ số giá vàng giảm 1,71% so với tháng trước còn chỉ số giá USD tăng 0,53%.
Theo vtc.vn
Liên kết website
Ý kiến ()