Hóa thạch khai quật tại hệ tầng Naobaogou ở khu tự trị Nội Mông, phía bắc Trung Quốc, được xác định thuộc về một loài mới trong chi Euchambersia. Nó được đặt tên là Euchambersia liuyudongi, theo tác giả chính của nghiên cứu Jun Liu, người đầu tiên phát hiện ra mẫu vật. Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Biology Letters hôm 13/7.
Đây mới là hóa thạch Euchambersia thứ ba được phát hiện trên thế giới và là trường hợp đầu tiên tại Trung Quốc. Cả hai mẫu vật hộp sọ trước đó đều được tìm thấy ở Nam Phi, thuộc về một loài họ hàng có tên là Euchambersia mirabilis.
Hai loài Euchambersia đều sống vào cuối kỷ Permi cách đây khoảng 256 đến 252 triệu năm. Chúng được mệnh danh là "quái vật đầu thú" vì có khuôn mặt giống động vật có vú, nhưng cơ thể lại trông như một con thằn lằn khổng lồ.
Ý kiến ()