Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 15/01/2025 17:59 (GMT +7)
Khoa học cảnh báo thảm họa "Icemageddon" kèm theo thời tiết khắc nghiệt
Thứ 6, 07/01/2022 | 06:50:36 [GMT +7] A A
Thời tiết khắc nghiệt diễn ra nhiều ngày ở bang Alaska (Mỹ) kéo theo nhiệt độ thấp kỷ lục và những trận mưa như trút nước đã khiến các nhà chức trách cảnh báo về "Icemageddon".
Sau nắng nóng kỷ lục, Mỹ tiếp tục đón nhận loạt thời tiết bất thường
Những tảng băng khổng lồ đang xuất hiện làm tắc nghẽn giao thông ở Fairbanks, thành phố lớn thứ 2 của Alaska. Nơi đây đang phải trải qua một loạt các cơn bão xuất hiện trong mùa đông, mà trước nay chưa từng có.
Các nhà khoa học tin rằng việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động thiếu kiểm soát khác của con người đang làm thay đổi khí hậu, khiến khí hậu trở nên khó lường hơn và dễ xảy ra các hiện tượng thảm họa tự nhiên có ảnh hưởng nặng nề.
Rick Thoman, một chuyên gia thời tiết tại Đại học Alaska, Fairbanks, đánh giá điều kiện thời tiết trong những ngày qua tại khu vực là "rất bất thường".
Nhiều giờ sau khi đảo Kodiak ở phía nam Alaska ghi nhận mức nhiệt 19,4 độ C - nhiệt độ tháng 12 ấm nhất từng được ghi nhận, thì bất chợt một cơn mưa "như trút" đã đổ xuống, được cho là chưa từng thấy trong lịch sử. Sau đó, nhiệt độ giảm mạnh và tất cả cùng đóng băng.
Tại bang California, tuyết và mưa dai dẳng cũng tiếp tục gây ra những vấn đề nghiêm trọng như lũ lụt cục bộ, buộc người dân phải sơ tán khỏi các khu vực xung quanh Los Angeles.
Ở phía bắc của bang, Hồ Tahoe - nơi từng xảy ra vụ cháy rừng cách đây vài tháng - đã bị vùi lấp trong tuyết dày, khiến một vài người bỏ mất mạng. Tháng 11/2021, những trận mưa băng bất thường cũng đã gây mất điện diện rộng tại vùng Viễn Đông khi nhà máy điện ở Vladivostok của Nga phải tạm dừng hoạt động do bão tuyết.
Icemageddon - thứ giết chết khủng long sẽ khiến con người vất vả xoay xở?
Được biến tấu từ "Armageddon" (tận thế), "Icemageddon" là cách ám chỉ một dạng thảm họa tự nhiên nguy hiểm, với sự góp mặt của những cơn bão băng, cùng với sự hình thành của một lớp băng dày trên mặt đất.
Để có được điều kiện này cần 2 yếu tố, đó là những cơn mưa lớn khi nhiệt độ ấm lên, rồi đột nhiên chuyển lạnh, xuống dưới mức đóng băng (0 độ C hoặc 32 độ F).
Không khí ẩm ướt cũng khiến tình trạng này trở nên nguy hiểm, với sự xuất hiện dày đặc của những cơn mưa băng.
Khi một lượng lớn băng mưa dính vào các vật thể, các nhánh cây có thể trở nên nặng hơn và bị uốn cong. Chúng cũng bao phủ mặt đường bởi một lớp băng trơn trượt, khiến người đi đường dễ ngã, giao thông gặp nhiều nguy hiểm.
Ngoài ra, mưa băng cũng gây ra nhiều thiệt hại như cây trồng chết hàng loạt, lưới điện ngưng trệ do băng bám vào dây điện. Băng bám vào cánh của máy bay cũng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng khi hoạt động.
Theo tính toán của các nhà khoa học, tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh gấp 4.000 lần thời kì khủng long, khi mọi tác động của con người đều để lại hậu quả nặng nề cho thiên nhiên, khó có thể phục hồi lại. Việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên mà không bảo tồn, gìn giữ đã làm mất dần đi sự sống của toàn bộ sinh giới.
Xảy ra cách đây 251 triệu năm, sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi từng khiến hơn 90% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn đã bị xóa sổ hoàn toàn, cũng đến từ hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất càng trở nên nóng hơn, và đối mặt những thảm họa thiên nhiên khắc nghiệt bao giờ hết. Ngay cả dưới đại dương, các dòng hải lưu thay đổi đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái, khiến sự sống trở nên vô cùng mong manh.
Theo Dân trí
Liên kết website
Ý kiến ()