Tất cả chuyên mục

1. Mục đích
Hướng dẫn kỹ thuật này được áp dụng cho mô hình trồng rừng bạch đàn thâm canh cung cấp gỗ lớn chu kỳ kinh doanh 12-15 năm.
2. Điều kiện gây trồng.
- Nhiệt độ bình quân hàng năm 1.824oc.
- Lượng mưa bình quân từ 1.500-3.000mm.
- Độ cao tuyệt đối dưới 500m.
- Độ dốc dưới 200.
- Đất feralit; đất xám; tầng đất dày ≥ 60cm, thành phần cơ giới thịt trung bình. Độ pH thích hợp từ 4,5-6,5.
- Thực bì: Ở trạng thái Ib, Ic, hoặc đất rừng trồng sau khai thác.
3. Giống và tạo cây con
3.1. Nguồn gốc giống
- Giống bạch đàn phải được Bộ NN&PTNT công nhận và được cung cấp bởi các đơn vị quản lý về cây lâm nghiệp cho phép sản xuất và kinh doanh. Giống được quản lý theo chuỗi hành trình, có đủ hồ sơ quản lý giống theo đúng quy định.
3.2. Tiêu chuẩn cây giống
- Cây có bầu, bằng hom hoặc mô, tuổi cây từ 2-4 tháng tuổi; đường kính cổ rễ tối thiểu đạt 0,2cm; chiều cao vút ngọn: 25-35cm.
- Cây tốt, thân thẳng đã hoá gỗ, cứng cây, không sâu bệnh, không cụt ngọn, có 1 thân, bộ rễ phát triển tốt, nhiều rễ phụ. Cây đã được đảo bầu trước khi trồng.
4. Trồng rừng
4.1. Phương thức, mật độ và thời vụ trồng rừng
- Phương thức trồng: Trồng thuần loài
- Mật độ trồng: 1.660 cây/ha (cự ly cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m).
- Thời vụ trồng: Vào mùa mưa.
4.2. Xử lý thực bì
- Đất có thảm cỏ không cần xử lý thực bì. Nơi có cây bụi, thảm tươi, phát dọn thực bì toàn diện trước khi trồng rừng ít nhất 1 tháng.
- Thực bì được phát sạch sát gốc không cao quá 10cm, thu gom xếp thành giải theo đường đồng, tránh trải đều tạo thành vật liệu dẫn cháy gây nguy cơ cháy rừng, không được đốt.
- Đất rừng sau khai thác đào hết gốc, dọn sạch đưa ra khỏi lô trồng.
![]() |
Cây giống bạch đàn yêu cầu có bầu, bằng hom hoặc mô, tuổi cây từ 2-4 tháng tuổi. |
4.3. Làm đất và bón phân
- Làm đất bằng cơ giới: Hố có kích thước 30x30x30cm;
- Làm đất bằng thủ công: Hố có kích thước 40x40x40cm.
- Cuốc hố trước khi trồng 15 ngày đến 1 tháng, khi cuốc để phần đất tốt tơi xốp trên mặt và đất phía d¬ưới hố riêng biệt, hố cuốc thẳng hàng theo đường đồng mức.
- Lấp hố, đưa phần đất tốt (phần đất phía trên hố) xuống đáy hố cùng với thảm mục, có thể xới thêm phần đất mặt xung quanh hố để lấp đất gần ngang miệng hố.
- Bón lót phân NPK (tỷ lệ 5:10:3) hoặc phân hữu cơ vi sinh.
+ Khối lượng: 0,2kg NPK/hố hoặc 0,5kg phân hữu cơ vi sinh/hố.
+ Cách bón: Kết hợp với lúc lấp hố, phân được trộn đều với đất ở 1/3 phía dưới hố.
+ Thời điểm bón lót và lấp hố: Trước khi trồng rừng 7-10 ngày.
4.4. Kỹ thuật trồng
- Rải cây đến đâu, trồng ngay đến đó và trồng hết trong ngày.
- Dùng cuốc nhỏ hoặc bay đào một hố rộng và sâu hơn chiều dài của bầu 1-2cm ở vị trí giữa hố đã lấp. Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm vỡ bầu.
- Lấp đất tơi xốp đầy hố, lèn chặt xung quanh bầu và vun thêm đất vào gốc cây thành hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 3-5cm. Dùng tay nèn chặt đất xung quanh gốc nhưng tránh không làm vỡ bầu.
5. Chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng
5.1. Trồng dặm
- Một tháng sau khi trồng, kiểm tra tỷ lệ cây sống và tiến hành trồng dặm những cây bị chết. Cây trồng dặm phải có kích thước tương đương với cây đã trồng, đảm bảo tỷ lệ cây sống đạt tiêu chuẩn trên 90%.
5.2. Chăm sóc rừng trồng
- Sau khi trồng, rừng trồng cần được chăm sóc 3 năm. Mỗi năm thực hiện 1-2 lần, trồng dặm những cây chết, phát dọn dây leo, cây bụi và cỏ dại trong rạch trồng cây; giữ lại, chăm sóc và bảo vệ những cây tái sinh mục đích; xới đất, vun gốc xung quanh hố với đường kính rộng 70cm, sâu 4-5cm.
- Từ năm thứ 2, 3 kết hợp bón thúc 0,2kg phân NPK, cách bón: Theo rạch phần dốc phía trên hố, rạch sâu 4-5cm, rộng 10-15cm, dài 30-40cm và cách gốc cây 10-15cm.
5.3. Nuôi dưỡng rừng
5.3.1. Tỉa cành
- Từ năm thứ 3 trở đi, tỉa cành khô trước mùa sinh trưởng hàng năm để nâng cao chất lượng gỗ.
5.3.2. Tỉa thưa
- Rừng trồng để lấy gỗ lớn cần tỉa thưa 2 lần, vào mùa khô. Lần 1 rừng bước vào tuổi 5-6, mật độ để lại thích hợp từ 1100-1200 cây/ha; lần 2 là rừng bước vào tuổi 9-10, mật độ để lại thích hợp 700-800 cây/ha.
5.4. Bảo vệ rừng
- Rừng trồng cần kiểm tra thường xuyên, nghiêm cấm ngăn chặn gia súc phá hoại, phòng chống dế, chống mối, sâu bệnh, phòng chống cháy rừng.
Theo Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh
Ý kiến (0)