Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 23:30 (GMT +7)
Làm gì để tránh lây nhiễm nCoV khi chăm sóc F0 tại nhà?
Thứ 7, 28/08/2021 | 23:07:36 [GMT +7] A A
Tôi có anh trai mắc Covid-19 thuộc trường hợp được chăm sóc, điều trị tại nhà. Vậy các thành viên trong gia đình tôi cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm nCoV khi chăm sóc cho anh trai?
Mai Hoa - TP.HCM.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi bệnh nhân Covid-19 được chăm sóc tại nhà, điều quan trọng là họ cần có người chăm sóc, theo dõi sức khỏe của F0. Tuy nhiên, việc bảo vệ, ngăn ngừa lây nhiễm nCoV cho người sống cùng cũng rất quan trọng.
Dưới đây là những việc cần làm để phòng tránh lây nhiễm nCoV cho người chăm sóc, sống cùng F0:
- Luôn giữ khoảng cách với người khác, ở phòng riêng (nếu có thể), thông thoáng khí. Nếu không có phòng riêng, hãy giữ khoảng cách với người khác tối thiểu 2 m.
- Người bệnh và tất cả người trong nhà cần luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc.
- Sử dụng riêng các đồ dùng ăn, uống, sinh hoạt với F0.
- Thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay khô.
- Để riêng rác thải của F0 vào trong thùng rác có nắp đậy và loại bỏ rác thải riêng. Đeo găng tay khi xử lý rác thải của người bệnh.
- Người chăm sóc cần đeo khẩu trang y tế và rửa sạch tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.
- Luôn mở cửa sổ trong nhà để phòng thông thoáng.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng cho biết người chăm sóc, sống cùng bệnh nhân Covid-19 cũng cần tự theo sõi sức khỏe của bản thân. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc Covid-19 bao gồm sốt, ho, khó thở..., bạn nên gọi điện cho cơ sở y tế. Họ sẽ cho bạn biết cần phải làm gì.
Người chăm sóc F0 không được ra ngoài, kể cả khi hết thời gian chăm sóc bệnh nhân. Họ có thể ra khỏi nhà sau lần tiếp xúc gần nhất với F0 khoảng 14 ngày (dựa trên thời gian phát bệnh), hoặc 14 ngày sau khi F0 đáp ứng các tiêu chuẩn để kết thúc cách ly tại nhà.
Theo Zingnews.vn
Liên kết website
Ý kiến ()