Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 09/10/2024 16:14 (GMT +7)
Lương giáo viên sau khi không còn lương cơ sở ra sao?
Thứ 7, 21/09/2024 | 15:03:47 [GMT +7] A A
Bạn đọc An Tú hỏi: Sẽ thay đổi chính sách tăng lương giáo viên sau khi không còn giữ mức tăng lương cơ sở 30%?
Công ty Luật TNHH Youme cho hay, theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi, trong đó sẽ thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở lên 30% từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng kể từ ngày 1.7.2024.
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, từ 1/7/2024, chính thức áp dụng mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng.
Bộ Chính trị đã có yêu cầu đối với Ban Kinh tế Trung ương chủ trì đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.
Theo Kế hoạch thực hiện Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và Nghị quyết 142/2024/QH15, nếu không có gì thay đổi và tình hình phù hợp thì sau năm 2026 sẽ trình Trung ương xem xét đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công, trong đó giáo viên là viên chức được xây dựng 2 bảng lương mới.
Một trong những yếu tố xây dựng bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương.
Như vậy sẽ không còn lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng kể từ thời điểm sau đây:
- Thời điểm mức lương cơ sở khác thay thế mức lương cơ sở 2.34
Trước 2026 mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng có thể thay đổi bằng một mức khác phụ thuộc vào Chính phủ điều chỉnh sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (khoản 3 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Lúc này lương giáo viên là viên chức có tăng hay không sẽ phụ thuộc vào việc có tăng hay giữ nguyên mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng.
- Thời điểm lương cơ bản thay thế mức lương cơ sở 2.34 sau năm 2026
+ Mức lương cơ bản có thể sẽ được đề xuất sau năm 2026 cùng với đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương mới của khu vực công.
+ Ban Kinh tế Trung ương sẽ chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và phù hợp để trình Trung ương xem xét vấn đề này.
Nếu được thông qua thì giáo viên là viên chức sẽ được xây dựng 02 bảng lương mới theo tinh thần Nghị quyết 27. Một trong những yếu tố xây dựng bảng lương mới khi cải cách tiền lương là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Đặc biệt, việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới của viên chức giáo viên sẽ được bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Ngoài ra tại Kết luận 91-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ thực hiện chủ trương lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Không những ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất mà giáo viên sẽ còn có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng.
Theo laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()