Các quầy làm thủ tục ở sân bay đều soi chiếu và sẽ yêu cầu khách bỏ lại pin hoặc cầm theo hành lý xách tay nếu phát hiện.
Theo Venkat Viswanathan, giáo sư tại Đại học Michigan (Mỹ) và là chuyên gia về pin ở lĩnh vực hàng không, thiết bị dạng này "gây rủi ro khi bay" vì chúng có khả nguy cơ quá tải nhiệt hoặc chập mạch, gây cháy và trong một số trường hợp là nổ.
"Nếu một trong số chúng bắt lửa, khoang hàng trên máy bay sẽ bốc cháy rất nhanh", Viswanathan nói.
Pin dự phòng và smartphone bốc cháy khi đang sạc trên chuyến bay khởi hành từ Barcelona năm 2018. Video: Dailymail
John Cox, Giám đốc điều hành công ty tư vấn hàng không Safety Operating Systems và là một cựu phi công, cho biết hiện tượng quá nhiệt ở đâu cũng nguy hiểm, nhưng nếu diễn ra trong cabin hành khách, tiếp viên hàng không có thể lập tức phản ứng và xử lý vấn đề.
Các sự cố liên quan đến pin hiếm nhưng vẫn xảy ra. Khuya 30/7, pin sạc điện thoại dự phòng trong hành lý ký gửi của một hành khách tại ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất bị lực lượng an ninh yêu cầu bỏ lại, sau đó bất ngờ bốc cháy. Lực lượng an ninh đã dập tắt ngọn lửa sau khoảng 5 phút và mất gần một giờ thu dọn hiện trường.
Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ, đã có 481 sự cố được xác minh liên quan đến pin lithium-ion từ 3/3/2006 đến 31/8/2023. Trong đó, 343 sự cố trong cabin và 112 trường hợp trong khoang hàng hóa, 26 còn lại không được phân loại. Vấn đề phổ biến nhất liên quan đến pin rời (199 sự cố), tiếp đến là thuốc lá điện tử (101), điện thoại di động (63), thiết bị điện tử khác (58), máy tính xách tay (57) và thiết bị y tế (3).
Quy định loại pin dự phòng được mang lên máy bay
Ý kiến ()