Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 24/12/2024 20:04 (GMT +7)
Mỹ tiếp tục tiêu thụ lượng lớn nông sản của Việt Nam
Thứ 4, 10/04/2024 | 10:45:19 [GMT +7] A A
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý 1/2024, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Mỹ 3 tháng đầu năm 2024 chiếm 19,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu nhập khẩu trái cây của Mỹ ngày càng có xu hướng tăng, trong đó có tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể như nhập khẩu xoài các loại của Mỹ trong giai đoạn năm 2019-2023 tăng trưởng bình quân 8,1% về trị giá. Trong năm 2023, nhập khẩu quả xoài các loại của Mỹ đạt 746,4 nghìn tấn, trị giá 1,11 tỷ USD. Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Mỹ. Mặc dù còn chiếm tỷ trọng thấp nhưng lượng xoài nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ tăng mạnh cả về lượng và trị giá trong năm 2023.
Giá xoài nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt 3.189,9 USD/ tấn, tăng 26% so với năm 2022. Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu chủng loại xoài đông lạnh và xoài tươi. Trong đó, năm 2023, nhập khẩu xoài đông lạnh đạt 643 tấn, trị giá 988.000 USD, tăng 84,7% về lượng và tăng 82,9% về trị giá so với năm 2022; nhập khẩu xoài tươi đạt 500 tấn, trị giá 1,4 triệu USD, tăng 16,7% về lượng và tăng 38,2% về trị giá.
Ngoài trái cây, Mỹ hiện là nhà nhập khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam. Lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 34 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc siết chặt lệnh cấm nhập khẩu thủy sản có nguồn gốc từ Nga của Chính phủ Mỹ, gồm cá hồi, cá tuyết, cá minh thái và cua. Trong khi đó, tại thị trường Mỹ, cá tra Việt Nam vốn được coi là mặt hàng thay thế cho cá minh thái. Đây là những tín hiệu tốt cho xuất khẩu cá tra Việt Nam tại thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc siết chặt lệnh cấm nhập khẩu thủy sản có nguồn gốc từ Nga của Chính phủ Mỹ, gồm cá hồi, cá tuyết, cá minh thái và cua. Trong khi đó, tại thị trường Mỹ, cá tra Việt Nam vốn được coi là mặt hàng thay thế cho cá minh thái. Đây là những tín hiệu tốt cho xuất khẩu cá tra Việt Nam tại thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Trong khi đó, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 72 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trung bình xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sau khi chạm đáy vào tháng 11/2023, đã có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm nay.
Bà Phùng Thị Kim Thu- Chuyên gia thị trường tôm (VASEP) cho biết: Doanh số bán thủy sản tươi sống và đông lạnh của Mỹ dự báo sẽ ổn định trong năm 2024, sau khi gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 do lạm phát, người dân thắt chặt chi tiêu. So với một số nguồn cung tôm chính tại Mỹ là Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc thì Việt Nam được đánh giá có triển vọng hơn, nhất là trong điều kiện Mỹ cũng đang có chính sách tăng cường mua hàng nhiều quốc gia khác nhau, giảm phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Mới đây, triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ 2024 đã diễn ra với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn của Việt Nam cũng hứa hẹn nhiều triển vọng cho xuất khẩu tôm sang thị trường này. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, căng thẳng Biển Đỏ đã khiến giá cước vận tải biển đi Mỹ tăng, cũng là một chướng ngại cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
Doanh số bán thủy sản tươi sống và đông lạnh của Mỹ dự báo sẽ ổn định trong năm 2024, sau khi gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 do lạm phát, người dân thắt chặt chi tiêu. So với một số nguồn cung tôm chính tại Mỹ là Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc thì Việt Nam được đánh giá có triển vọng hơn, nhất là trong điều kiện Mỹ cũng đang có chính sách tăng cường mua hàng nhiều quốc gia khác nhau, giảm phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
|
Đối với mặt hàng cà-phê, 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 10,6 nghìn tấn, đạt 8,9% khối lượng năm 2023; kim ngạch đạt 34,5 triệu USD, đạt 11,8% kim ngạch năm 2023. Trong đó đáng chú ý là giá xuất khẩu cà-phê hòa tan bình quân trong tháng 2/2024 ở mức 9.184 USD/tấn, tăng 15,3% so với tháng 1/2024 và tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, thị trường cà-phê pha sẵn tại Mỹ ước đạt 6,46 tỷ USD năm 2024 và dự kiến đạt 8,61 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng bình quân năm (CAGR) đạt 5,92% trong giai đoạn 2024-2029.
Kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19, xu hướng tiêu dùng cà-phê tại Mỹ đã chuyển dần sang hình thức mua sắm trực tuyến, và người tiêu dùng cũng chuyển sang sử dụng các đồ uống chứa thành phần có lợi cho sức khoẻ nhiều hơn. Xu hướng này dẫn đến các công ty sản xuất cà-phê lớn đang có xu hướng thêm các thành phần có lợi cho sức khỏe vào sản phẩm của mình như vitamin, khoáng chất, men vi sinh, chất chống oxy hóa và chất tăng cường năng lượng. Đây là điều các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà-phê Việt Nam nên lưu ý để tăng kim ngạch vào thị trường này.
Theo nhandan.vn
Liên kết website
Ý kiến ()