Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 25/11/2024 08:07 (GMT +7)
Nâng cao chất lượng hoạt động phản biện xã hội
Thứ 3, 18/06/2024 | 14:21:00 [GMT +7] A A
Bám sát các quy định, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, những năm qua Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của Quảng Ninh đã quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động phản biện xã hội. Qua đó, giúp các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở xây dựng, hoạch định và thực thi hiệu quả các chính sách pháp luật, góp phần quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn.
Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức đầu tháng 6 vừa qua đã nhận được rất nhiều ý kiến tham gia góp ý, phản biện từ các cơ quan chức năng, cũng như đại diện các địa phương trong tỉnh. Hội nghị này có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo các bước trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; là căn cứ, cơ sở để HĐND tỉnh thảo luận, xem xét và ban hành nghị quyết để triển khai các quy định của Luật Chăn nuôi, cũng như đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lê Phương Thảo cho biết: Hội viên nông dân là đối tượng chịu nhiều tác động khi nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được ban hành. Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết này do MTTQ tỉnh chủ trì đã quy tụ nhiều thành phần phản biện, ngoài 13 địa phương, còn có các sở, ngành liên quan, trong đó có Hội Nông dân tỉnh. Hội đã tích cực tham gia ý kiến, phân tích, bổ sung quy định cụ thể về các tiêu chí để xác định khu vực không được phép chăn nuôi; quy định khu vực nội thị không được phép chăn nuôi và đưa ra những quan điểm về quy định chính sách hỗ trợ di dời… Những ý kiến tại hội nghị được Ủy ban MTTQ tỉnh nghiêm túc tổng hợp để gửi văn bản cho cơ quan soạn thảo, góp phần vào việc xây dựng, tổ chức và hoàn thiện các thể chế, chính sách của tỉnh, Nhà nước phù hợp với Luật Chăn nuôi, cũng như thực tiên địa phương, hướng tới thực hiện thành công Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động phản biện xã hội của MTTQ tỉnh ngày càng được đổi mới theo hướng hiệu quả, thực chất, chủ động, đảm bảo đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn theo quy phạm pháp luật. Bên cạnh việc tổ chức thông qua hình thức hội nghị, MTTQ còn tổ chức hoạt động phản biện xã hội thông qua hình thức góp ý bằng văn bản. Qua đây, tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia vào quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.
Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò phản biện xã hội, Ủy ban MTTQ tỉnh đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các quy định của Đảng, Nhà nước về giám sát, phản biện xã hội, nhất là Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Chỉ thị 37-CT/TU (ngày 18/1/2023) của Ban Thường vụ Tỉnh ủy…
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hoàng Đức Hạnh cho biết: Căn cứ chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cùng cấp và trên cơ sở điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, MTTQ các cấp đã chủ động lựa chọn, đăng ký phản biện đối với những dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền, cơ quan nhà nước cùng cấp có nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Ủy ban MTTQ, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Đồng thời, kiên trì theo dõi kết quả các cơ quan, cấp có thẩm quyền giải trình việc tiếp thu, không tiếp thu nội dung phản biện xã hội của tổ chức mặt trận.
Trong 5 năm qua, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức tham gia phản biện bằng văn bản với trên 1.500 dự thảo nghị quyết trình HĐND các cấp và quyết định, chương trình, dự án của UBND các cấp, các văn bản quy phạm pháp luật khác gửi cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến. Đặc biệt, từ năm 2022 đến nay, Ủy ban MTTQ tỉnh đã chủ trì tổ chức hiệu quả hoạt động 5 hội nghị phản biện đạt kết quả cao. Các ý kiến phản biện của MTTQ được cơ quan trình, cơ quan quyết định ban hành tiếp thu đầy đủ, trở thành kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp chính quyền địa phương xem xét ban hành các chính sách đặc thù trên địa bàn; điển hình là phản biện dự thảo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh...
Trúc Linh
- Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi
- Tọa đàm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội
- Hội CCB tỉnh: Thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội
- Nâng “chất” hoạt động giám sát, phản biện xã hội
- MTTQ huyện Bình Liêu: Tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội
- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội
- Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội
- Nhấn mạnh chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
- Các cơ quan báo chí tăng cường thông tin xây dựng, phản biện xã hội, “đưa ý Đảng đến gần dân hơn”
Liên kết website
Ý kiến ()