Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 15/01/2025 22:22 (GMT +7)
Ngân hàng lớn nhất Italy tuyên bố đóng cửa văn phòng đại diện tại Nga
Thứ 5, 03/08/2023 | 11:24:52 [GMT +7] A A
Ngân hàng lớn nhất Italy Intesa Sanpaolo tuyên bố sẽ đóng cửa văn phòng đại diện tại Moskva sau 48 năm hoạt động tại mạng lưới chi nhánh trải dài từ Kaliningrad đến thành phố Vladivostok.
Ngày 2/8, một người phát ngôn của Intesa Sanpaolo, ngân hàng lớn nhất của Italy tính theo tài sản, tuyên bố ngân hàng này sẽ đóng cửa văn phòng đại diện tại Moskva nhằm giảm sự dễ bị tổn thương của họ với Nga.
Theo báo cáo 2022 của Ngân hàng Intesa Sanpaolo, họ đã hoạt động tại Nga trong 48 năm qua, với 27 chi nhánh và 907 nhân viên của mạng lưới chi nhánh khu vực trải dài từ vùng đất Kaliningrad của Nga ở Đông Âu đến thành phố Vladivostok ở Viễn Đông.
Kể từ khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra, Intesa Sanpaolo đã nỗ lực giảm dần mức độ hiện hiện tại Nga, đưa khoản vay của các khách hàng Nga của tập đoàn này tính đến cuối tháng 6/2023 xuống còn 700 triệu euro (768,8 triệu USD), từ 3,2 tỷ euro của cùng kỳ năm 2022.
Mức cho vay tại Nga chỉ tương đương 0,2% tổng các khoản vay khách hàng của ngân hàng này. Tuy nhiên, Intesa vẫn có một công ty con địa phương rất nhỏ ở Nga.
Nhiều công ty phương Tây đã rời khỏi Nga kể từ nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, mặc dù một số công ty vẫn ở lại.
Ngân hàng Raiffeisen Bank International của Áo - một trong những ngân hàng châu Âu làm ăn nhiều nhất với Nga, với hơn 9.500 nhân viên tại Nga vào cuối năm 2022 - đang tìm cách từ bỏ các hoạt động tại Nga của ngân hàng này.
Raiffeisen Bank International đã giảm các khoản vay cho khách hàng và bao vây vốn của Raiffeisen Bank Nga nhưng họ không rời khỏi Nga.
Những diễn biến gần đây ở Nga đang khiến các công ty phương Tây khó rời đi hơn. Tháng trước, Nga đã bổ nhiệm Bộ trưởng Nông nghiệp Chechnya làm người đứng đầu kinh doanh mới của Danone tại nước này và mời một doanh nhân Nga điều hành các hoạt động của Carlsberg tại đây, củng cố quyền kiểm soát tài sản của các công ty đa quốc gia phương Tây tại Nga vài ngày sau khi chúng bị tịch thu.
Các động thái này làm nổi bật những rủi ro mà các công ty phương Tây vẫn đang hoạt động ở Nga hoặc đang tìm cách rời đi phải đối mặt, cũng như những thay đổi quyền lực của các công ty ở nước này hơn một năm sau xung đột Ukraine. Nga đã ban hành một sắc lệnh vào tháng 4/2023 cho phép nhà nước nắm quyền kiểm soát tạm thời đối với tài sản của các công ty hoặc cá nhân từ những nước mà Điện Kremlin gọi là các quốc gia "không thân thiện."
Năm ngoái, Điện Kremlin đã thông qua các quy định, yêu cầu chính phủ Nga tiến hành đánh giá giá trị thị trường của bất kỳ tài sản nào được bán bởi một công ty nước ngoài.
Người bán sau đó được yêu cầu bán tài sản với mức chiết khấu 50% giá trị đó. Ngoài ra, Moskva đang đánh thuế xuất cảnh 10% giá giao dịch./.
Theo TTXVN/Vietnam+
Liên kết website
Ý kiến ()