Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 17:11 (GMT +7)
Ngay cả trong giấc ngủ sâu, não bộ cũng được cảnh báo về những nguy hiểm
Thứ 4, 26/01/2022 | 23:00:35 [GMT +7] A A
Ngay cả khi chúng ta ngủ, bộ não vốn đã rất "cần cù" vẫn tiếp tục hoạt động để duy trì sự sống. Bộ não đảm bảo cho nhịp tim và nhịp thở vẫn diễn ra đúng hướng, thải độc cho những gì mà chúng ta đã tích tụ trong ngày, đặc biệt là sự phân loại và lưu giữ ký ức của chúng ta. Điều đó giải thích vì sao ngay cả khi nghỉ ngơi bộ não của chúng ta vẫn tiêu tốn rất nhiều năng lượng, như một bài viết mà mình đã đề cập trước đây.
Não bộ có phản ứng trước giọng nói quen và lạ ngay cả khi ngủ
Một nghiên cứu mới đây còn cho thấy, bộ não giám sát môi trường xung quanh xem có nguy hiểm từ người lạ hay không. Nhà khoa học thần kinh nhận thức Manuel Schabus của Đại học Salzburg, nói rằng “Những giọng nói lạ không nên nói với bạn vào ban đêm - bởi nó xuất hiện như một tiếng chuông báo động."
Schabus và các đồng nghiệp đã quan sát chức năng báo động của não này ở 17 tình nguyện viên. Họ đã trai qua một đêm để thích nghi với môi trường xung quanh mới của phòng thí nghiệm giấc ngủ, đồng thời được trải qua phương pháp chụp đa ảnh để ghi lại sóng não, nồng độ oxy, nhịp tim và nhịp thở cũng như chuyển động của họ.
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu và nhà khoa học thần kinh nhận thức Mohamed Amee giải thích rằng "Chúng tôi cho những người tham gia xem âm thanh tên của họ và hai cái tên không quen thuộc khác, được nói bởi một giọng nói quen thuộc hoặc một giọng nói không quen thuộc".
Những người tham gia tiếp xúc với những giọng nói không quen thuộc được phát nhẹ nhàng, sẽ có phản ứng tốt hơn những người không nghe. Các phản ứng gồm kích thích vi mô - là những đợt hoạt động ngắn ngủi của não giống như lúc thức, chỉ kéo dài trong vài giây. Khi được nghe cả những giọng quen thuộc và giọng không quen thuộc, não bộ đều kích hoạt các mô hình sóng não gọi là K-complex. Riêng đối với những người nghe thấy giọng nói lạ, sẽ trải qua những thay đổi lớn trong hoạt động của não liên quan đến xử lý cảm giác. K-complex được cho là có thể ngăn bạn thức giấc trước những xáo trộn vô hại.
K-complex có thể là cơ chế quan trọng định hình cách chúng ta ngủ, giúp não bộ quyết định xem chúng ta nên ngủ hay thức dậy. Đó thực sự là một cơ chế thông minh cho phép não bộ lọc những gì có liên quan hoặc không, khi được xác định là có liện quan, nó sẽ kích hoạt một chuỗi quy trình tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý thông tin đó mà không cần bạn thức dậy và làm gián đoạn giấc ngủ. "Những phát hiện này cho thấy "não đang ngủ trích xuất thông tin cảm giác liên quan để xử lý thêm"
Xử lý và học hỏi từ những thông tin mới cả trong khi ngủ
Những nghiên cứu mới này cũng bổ sung cho kết quả trước đây, cho thấy quá trình xử lý giác quan môi trường của chúng ta vẫn tiếp tục, ngay cả khi chúng ta ngủ hoặc hôn mê. Khi ấy, não bộ sẽ ở "chế độ lính canh" nhằm thực hiện quá trình này. "Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng những giọng nói xa lạ sẽ có khả năng đe dọa hơn đến chúng ta khi đang ngủ, và do đó sẽ gây ra những kích thích hơn là những giọng nói quen thuộc."
Các nhà khoa học cũng lưu ý không loại trừ khả năng những phản ứng kích động này là do não bộ của chúng ta bị thu hút bởi những giọng nói mới, thay vì được coi là một mối đe dọa. Tuy nhiên, trong khi phản ứng với những giọng nói quen thuộc không thay đổi nhiều lần sau khi chúng ta ngủ, thì phản ứng của não đối với những giọng nói lạ lại có sự thay đổi. Điều này minh chứng rằng não bộ không chỉ xử lý mà còn học hỏi từ những thông tin mới cả khi ngủ, có thể xác định tiếng ồn lạ nhưng nếu chúng lặp đi lặp lại thì lại không phải là một mối nguy hiểm nữa, vì thế nó sẽ giảm bớt sự phản ứng trong tương lai.
Những phát hiện này cũng giúp ta hiểu vì sao ban đầu có thể chúng ta thấy khó ngủ trong một môi trường mới, vì bộ não cần thời gian để phân loại tất cả những âm thanh lạ và xác định rằng chúng ta thực sự an toàn ngay cả khi chúng ta không hay biết, não bộ con người quả là kỳ diệu phải ko các bạn?
Theo Vnreview
Liên kết website
Ý kiến ()