Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 18:48 (GMT +7)
Những loại dị ứng phổ biến nhất
Thứ 4, 26/04/2023 | 10:41:22 [GMT +7] A A
Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các chất lạ có hại xâm nhập vào cơ thể, với các triệu chứng phổ biến như phát ban, mề đay, tiêu chảy,... Dị ứng có thể diễn ra theo mùa, quanh năm hoặc suốt đời, với nhiều loại và mức độ dị ứng khác nhau.
1. Các loại dị ứng đường hô hấp
Dị ứng mùa xuân: Là một loại dị ứng thời tiết, và không có cách chữa trị triệt để. Người bệnh chỉ có thể hạn chế căn bệnh này bằng cách thường xuyên ở trong nhà và sử dụng thuốc.
Dị ứng mùa hè: Vào mùa hè, các tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất thường là phấn hoa và cỏ dại.
Dị ứng mùa thu: Các chất gây dị ứng nổi bật trong mùa thu là cỏ phấn hương (ragweed), nấm mốc và mạt bụi.
Dị ứng mùa đông: Mùa đông khiến các bệnh dị ứng phổ biến như dị ứng nấm mốc và mạt bụi trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt nếu người bệnh dành nhiều thời gian trong nhà.
Viêm mũi dị ứng: là một rối loạn miễn dịch đặc trưng bởi phản ứng dị ứng với hạt phấn hoa và các chất khác, có thể diễn ra theo mùa khi một số cây thụ phấn hoặc xảy ra quanh năm.
Dị ứng phấn hoa: Dị ứng phần hoa là một bệnh dị ứng phổ biến với hơn 25 triệu người Mỹ mắc căn bệnh này.
Dị ứng nấm mốc: Tuy nấm mốc vô hại trong các hoạt động hàng ngày, nhưng đây là một chất gây dị ứng phổ biến.
Dị ứng với vật nuôi, thú cưng: Các chất gây dị ứng cũng có thể đến từ chính vật nuôi trong nhà như chó hoặc mèo. Người bệnh hoàn toàn có thể gặp dị ứng khi tiếp xúc với lông, vảy, nước bọt hay thậm chí nước tiểu của thú cưng. Các chất gây dị ứng này thường lưu lại trong không khí hay bám dính trên quần áo, đồ nội thất,… Theo thống kê, 10% dân số Hoa Kỳ gặp dị ứng thú cưng trong đó, dị ứng mèo cao gấp đôi so với dị ứng với chó.
2. Dị ứng thức ăn
Dị ứng thực phẩm và không dung nạp thực phẩm đều là các bệnh lý phổ biển và dễ bị nhầm lẫn do có các triệu chứng gần giống nhau. Không dung nạp thực phẩm là tình trạng khó khăn trong chuyển hoá và tiêu hoá thức ăn, khác với phản ứng của miễn dịch như dị ứng thực phẩm và đồng thời cũng không nghiêm trọng bằng. Ngược lại, dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các loại thực như các chất gây hại và tạo ra kháng thể để chống lại thực phẩm. Ví dụ:
Dị ứng sữa: Nếu bị dị ứng sữa, người bệnh cần tuyệt đối tránh sữa các sản phẩm có chứa sữa hay làm từ sữa. Ngay sau khi tiếp xúc với các sản phẩm gây dị ứng, người bệnh có thể ngay lập tức thấy các triệu chứng của dị ứng như thở khò khè, nôn mửa và nổi mề đay.
Dị ứng Casein: Casein là một loại protein trong sữa. Người bệnh có thể bị sưng môi, nổi mề đay khi sử dụng các sản phẩm sữa, váng sữa hay pizza.
Dị ứng trứng: Đây là một loại dị ứng có thể gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn, và mức độ dị ứng cũng có thể diễn ra từ nhẹ đến nặng.
Dị ứng lúa mì: Một số protein trong lúa mì như Albumin, Globulin, Gliadine, Glutenin hoặc gluten là các chất gây dị ứng phổ biến.
Dị ứng với các loại hạt: Một số loại hạt gây dị ứng phổ biến bao gồm hạt óc chó, đậu phộng, hạt điều,... và người mắc dị ứng hạt cần nghiêm túc phòng tránh sử dụng các loại hạt này.
Dị ứng cá: Thông thường, khi gặp phản ứng với một loại cá, người bệnh có khả năng cao cũng dị ứng với các loại cá khác. Triệu chứng dị ứng thường là các bệnh ngoài da và tiêu hoá, đặc biệt thường diễn ra ngay lập tức sau ăn.
Dị ứng với động vật có vỏ: Một loại dị ứng thường gặp khác là dị ứng với các động vật có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… Đáng chú ý, khi mắc loại dị ứng này, người bệnh có thể đồng thời dị ứng với các loài nhuyễn thể như trai, sò, bạch tuộc,...
Dị ứng với thực phẩm có chứa Sulfite: Tuy là một nhóm hợp chất giúp cho sản phẩm hấp dẫn và đẹp mắt hơn, Sulfite lại là một chất gây dị ứng phổ biến khi mỗi 100 người thì lại có một người dị ứng với các thực phẩm chứa hợp chất Sulfite, theo ước tính của FDA.
Dị ứng đậu nành: Khi bị dị ứng đậu nành, người bệnh cần chú ý không dùng các sản phẩm chứa đậu nành như nước tương và đậu phụ.
3. Dị ứng da
Viêm da tiếp xúc: Khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng viêm da tiếp xúc. Tuỳ vào thời gian và loại chất và cơ địa của từng người mà mức độ trầm trọng sẽ khác nhau. Triệu chứng phổ biến nhất của viêm da tiếp xúc là phát ban đỏ và ngứa nơi gặp chất dị ứng.
Mày đay cấp tính và phù mạch: Khi gặp dị ứng, người bệnh có thể nổi mày đay với các vết sưng đỏ, vết loang lổ xuất hiện đột ngột trên da. Vết sưng xảy ra dưới da, không phải trên bề mặt da trong phù mạch.
Dị ứng với cây thường xuân độc, cây sồi độc và cây sumac độc: Urushiol là một chất gây dị ứng thường tìm thấy trong các loại cây này. Tình trạng gặp phát ban ngứa sau khi tiếp xúc với urishiol có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày sau đó.
Dị ứng với vết đốt của côn trùng: Vết đốt của một số loại côn trùng như ong bắp cày hoặc kiến lửa hoàn toàn có thể gây dị ứng ở một số người.
Dị ứng với mặt trời: Dị ứng với mặt trời thực chất là phản ứng của cơ thể khi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời làm tổn thương tế bào các protein bên trong. Các protein chịu ảnh hưởng của tia cực tím trở thành chất lạ trong cơ thể và dị ứng xảy ra như một phản ứng đào thải chất lạ của hệ miễn dịch.
Dị ứng mỹ phẩm: Các chất tạo mùi hay chất bảo quản trong một số sản phẩm làm đẹp cũng có thể gây kích ứng da hoặc dị ứng.
Dị ứng Niken: Một loại dị ứng phổ biến khác là dị ứng với niken hoặc với các sản phẩm chứa kim loại.
Dị ứng mắt: thường xảy ra trong các trường hợp mắc thêm các loại dị ứng khác khi cơ có cơ địa đã dị ứng sẵn. Viêm kết mạc dị ứng là bệnh lý thường thấy ở cả trẻ em và người lớn.
4. Dị ứng thuốc
Dị ứng aspirin (Salicylate): Nếu bị dị ứng với chất salicylat, bạn cần chú ý các loại thuốc và thực phần aspirin/solyciat.
Dị ứng Penicilin: Rất nhiều người đã gặp dị ứng với penicilin, một loại thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Theo laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()