Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 23/12/2024 18:30 (GMT +7)
Những thực phẩm F0 điều trị tại nhà cần tránh
Thứ 3, 21/12/2021 | 09:29:40 [GMT +7] A A
Theo đó, suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi nhiễm trùng. Hơn nữa, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian phục hồi, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong.
Vì vậy, thực phẩm mà bệnh nhân Covid-19 nên dùng là gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn; các loại hạt: Đậu đỗ, vừng, lạc; sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa bột, sữa tươi, sữa chua; thịt các loại, cá, tôm; trứng và các sản phẩm từ trứng; dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá; ăn đa dạng các loại rau; các loại quả tươi…
Đặc biệt, người mắc Covid-19 nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, như: Mỡ động vật, phủ tạng động vật; các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối…); các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Theo bài viết của ThS. BS Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông Viện Dinh dưỡng Quốc gia trên báo SKĐS, với F0 không có triệu chứng, chế độ ăn như người khỏe mạnh bình thường như sau:
Ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng và phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày cần có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản... đậu, đỗ...) cũng như chất béo động vật và thực vật.
Nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, các loại đậu đỗ, dầu thực vật, hạn chế các chất béo từ các thịt gia cầm như gà, vịt...,thịt động vật như lợn, bò...
Nên sử dụng chất đạm đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau và ngay cả trong một nguồn thực phẩm động vật hoặc thực vật.
Hạn chế các loại thịt đỏ 70-80g/ngày/người như bò, heo, cừu... tăng cường ăn thực phẩm lành mạnh như cá, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm của sữa, thịt gia cầm, các loại đậu đỗ, đậu tương và sản phẩm từ đậu tương,....
Với người trưởng thành: nên ăn chất đạm động vật theo tỉ lệ khoảng 30%-50% tổng số chất đạm, tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số là dưới 60%. Tuổi càng cao thì nên ăn lượng protein từ động vật vừa phải, cần bổ sung lượng protein hợp lý theo tỷ lệ là 1/3 đạm động vật và 2/3 đạm thực vật.
Với trẻ nhỏ: nguồn đạm động vật cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, vì vậy lượng protein nên theo tỷ lệ là 2/3 đạm động vật và 1/3 đạm thực vật trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Ví dụ: một nam thanh niên 19 tuổi nhu cầu protein là 71g/ngày thì cần ăn các thực phẩm giàu chất đạm là 100g thịt lợn, cá chép 150g, lạc 50g và 50g đậu tương một ngày, thì tỷ lệ protein động vật so với protein tổng số là 56,8% (40.5 x 100 : 71.3 = 56.8%).
Tăng cường sử dụng rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày, vì rau quả cung cấp các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa. Các vitamin A, C , D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,…có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch. Nhu cầu rau xanh 300-400 g/người/ngày và quả chín 200-300g.
Chế độ ăn cho F0 có triệu chứng nhẹ như sốt, ho, mất khứu giác,…
Người nhiễm COVID-19, có triệu chứng từ mức độ nhẹ cần phải quan tâm chế độ dinh dưỡng, để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng, dẫn tới cơ thể bị suy kiệt, suy dinh dưỡng. Đặc biệt chú ý đến người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú.
Cần thực hiện ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, cân đối các chất dinh dưỡng, số bữa từ 3-5 bữa/ngày. Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, cần tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với sức khỏe, với môi trường, các hoạt động thể lực như tập thở, đi bộ hoặc chạy tại chỗ, phẩy tay, tập Yoga,… thời gian khoảng 45-60 phút/ngày, với 2 lần/ngày.
Do yếu tố tinh thần và dấu hiệu của nhiễm COVID-19 mà người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon vì vậy cần ăn nhiều bữa trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, không ăn quá no có thể gây khó thở (dễ nhầm lẫn với diễn biến của bệnh).
Chế độ ăn cho F0 kèm theo bệnh lý nền
F0 kèm theo bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân béo phì,…
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sỹ, chế độ ăn bệnh lý giúp hạn chế và đẩy lùi tình trạng diễn biến của bệnh. Nếu không thực hiện đúng và nghiêm ngặt chế độ ăn bệnh lý, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh sẽ kém hiệu quả.
Mỗi một bệnh nền sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, vì vậy người bệnh cần thực hiện theo tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng.
Ví dụ người bệnh đái tháo đường thì lựa chọn và sử dụng theo chỉ số đường huyết của thực phẩm.
F0 có bệnh lý tăng huyết áp cần hạn chế sử dụng muối theo các mức độ khác nhau như chế độ ăn nhạt 400-700mg natri/ngày/người (khoảng từ 1-2g muối)
Chế độ ăn nhạt vừa 800-1.200mg natri/ ngày/người tương đương (khoảng 2-3g muối ăn/ngày).
Chế độ ăn nhạt hoàn toàn 200-300mg natri/ngày/người và lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm bữa ăn.
Chế độ ăn cho F0 có triệu chứng nặng
Người F0 cần điều trị tại các cơ sở bệnh viện, chế độ dinh dưỡng hoàn toàn phụ thuộc mức độ của triệu chứng để thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho phù hợp và theo chế độ ăn điều trị của bệnh viện.
Nếu người F0 tỉnh táo thì có thể chủ động ăn uống. F0 có rối loạn ý thức và không tự ăn thì chế độ ăn uống thì việc cho ăn qua ống sonde dạ dày, hoặc dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch.
F0 có rối loạn ý thức và không tự ăn thì cho ăn qua ống sonde dạ dày, hoặc dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch.
Người nhiễm Covid-19 có triệu chứng từ mức độ nhẹ cần phải quan tâm chế độ dinh dưỡng, để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng, dẫn tới cơ thể bị suy kiệt, suy dinh dưỡng.
Đặc biệt chú ý đến người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú. Cần thực hiện ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng, cân đối các chất dinh dưỡng, số bữa từ 3-5 bữa/ngày.
Theo giaoducthoidai.vn
Liên kết website
Ý kiến ()