Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 03:28 (GMT +7)
"Quả bom độc" có nguy cơ rò rỉ từ băng vĩnh cửu gây hại cho hành tinh
Thứ 4, 27/12/2023 | 08:20:29 [GMT +7] A A
Phát hiện này được công bố trên tạp chí Frontiers in Earth Science , làm dấy lên mối lo ngại về những hậu quả tiềm ẩn đối với khí hậu hành tinh, đặc biệt trong thời điểm thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu.
Lớp băng vĩnh cửu, lớp đất đóng băng vĩnh viễn, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ khí metan, một loại khí nhà kính mạnh.
Ở Svalbard (tây bắc của mảng Á-Âu), lớp băng vĩnh cửu hiện không đồng nhất, nó mỏng hơn và mất ổn định ở phía tây do ảnh hưởng từ dòng hải lưu, trong khi vùng cao nguyên khô và dễ thấm hơn.
Các nhà khoa học Đại học Svalbard đã sử dụng dữ liệu khoan thăm dò để lập bản đồ lớp băng vĩnh cửu và xác định sự tích tụ khí bên dưới.
Kết quả cho thấy đáng ngạc nhiên, khí bị mắc kẹt bên dưới lớp băng vĩnh cửu phổ biến hơn những gì các nhà khoa học nghĩ trước đây.
Trong số 18 giếng thăm dò hydrocarbon được khoan ở Svalbard, 8 giếng cho thấy sự hiện diện của lớp băng vĩnh cửu và một nửa trong số đó chứa khí tích tụ.
Mối lo ngại chính là sự nóng lên toàn cầu có thể "mở nắp" trữ lượng khí đốt này. Khi Bắc Cực ấm lên, lớp băng vĩnh cửu có thể trở nên mỏng hơn, cho phép khí metan di chuyển và thoát ra dễ dàng hơn.
Hiện tượng này có thể tạo ra một chu trình, băng vĩnh cửu tan sẽ giải phóng nhiều khí hơn, đẩy nhanh quá trình nóng lên và gây ra nhiều băng tan hơn.
Tuy nhiên, nền đất đóng băng vĩnh cửu vẫn khó nghiên cứu đối với các nhà khoa học do khó tiếp cận được.
Những phép đo nhiệt độ ở khu vực nền băng vĩnh cửu thường bị ảnh hưởng từ quá trình làm nóng mũi khoan, nhưng việc quan sát giếng trong thời gian dài đã cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn về động lực học của lớp băng vĩnh cửu.
Điều chúng ta biết ít hơn là lớp băng vĩnh cửu phát triển sâu đến mức nào. Hiểu được dòng chất lỏng bên dưới lớp băng vĩnh cửu là điều cần thiết để các nhà nghiên cứu dự đoán khí metan có thể thoát ra như thế nào trong tương lai và đánh giá những rủi ro tiềm ẩn đối với khí hậu toàn cầu.
Theo Dân trí
Liên kết website
Ý kiến ()