Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 19:18 (GMT +7)
Quy định về thẩm quyền của TAND tại Đặc khu cần đảm bảo đồng bộ với các luật tố tụng hiện hành
Thứ 4, 04/04/2018 | 14:44:26 [GMT +7] A A
Sáng 4/4, thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế (HC-KT) đặc biệt, nhiều đại biểu Quốc hội chuyên trách bày tỏ sự quan tâm về vấn đề thẩm quyền của TAND Đặc khu được quy định trong dự thảo Luật.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách phát biểu tại hội nghị. |
Theo quy định của dự thảo Luật, TAND Đặc khu có thể có tòa dân sự, tòa hình sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa gia đình và người chưa thành niên, tòa hành chính, tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án TAND Tối cao.
Mô hình tổ chức TAND Đặc khu theo quy định của dự thảo sẽ bảo đảm sự tương thích, đồng bộ giữa tổ chức tòa án và hệ thống các cơ quan tư pháp với tổ chức chính quyền địa phương ở Đặc khu; phù hợp với quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp theo hướng tăng thẩm quyền cho TAND cấp huyện; phù hợp với đặc điểm của Đặc khu; đáp ứng yêu cầu giải quyết nhanh chóng, thuận tiện đối với các tranh chấp phát sinh trên địa bàn Đặc khu; đồng thời, không gây khó khăn, tốn kém về thời gian và chi phí cho các bên đương sự, tránh dồn quá nhiều vụ việc nhỏ, không phức tạp lên giải quyết theo thủ tục phúc thẩm tại tòa án cấp cao, gây quá tải cho cấp tòa án này.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến vào dự thảo Luật Đơn vị HC-KT tế đặc biệt. |
Tuy nhiên, thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, một số ý kiến cho rằng quy định tại Điều 73, 74 của dự thảo Luật vẫn còn một số điểm chưa đồng bộ với các luật tố tụng hiện hành, cụ thể là Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. Bên cạnh đó, Khoản 3, Điều 73 quy định việc TAND Đặc khu “Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với TAND Đặc khu” là chưa thống nhất với một số quy định tại dự thảo Luật Cạnh tranh mà Quốc hội đang thảo luận.
Ngoài ra, đại biểu Quốc hội chuyên trách cũng phân tích, 3 Đặc khu trong dự thảo Luật thuộc 3 tỉnh cụ thể là Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang, do đó quy định tại Khoản 2, Điều 74 “Tranh chấp về thẩm quyền giữa TAND Đặc khu với TAND cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác hoặc với TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của TAND cấp cao thì do chánh án TAND cấp cao giải quyết” có thể hiểu là tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án Đặc khu Vân Đồn với TAND tỉnh Quảng Ninh do TAND cấp cao tại Hà Nội giải quyết, tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án Đặc khu Bắc Vân Phong với TAND tỉnh Khánh Hòa do TAND cấp cao tại Đà Nẵng giải quyết, tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án Đặc khu Phú Quốc với TAND tỉnh Kiên Giang do TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh giải quyết. Đại biểu đánh giá, dự thảo quy định như vậy là chưa đồng bộ với toàn bộ các luật tố tụng và chưa đúng về bản chất cuả các TAND cấp cao. Do đó, đại biểu đề nghị cần rà soát, điều chỉnh lại một số nội dung taị các quy định trên cả về nội dung, kỹ thuật văn bản, bảo đảm tính thống nhất, khả thi trong quá trình thực hiện.
Các đại biểu tham dự hội nghị. |
Một số đại biểu cũng đề nghị, trên cở sở các quy định về TAND tại Đặc khu, quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp khác tại đặc khu được chỉnh lý thống nhất với tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Theo Hồ Hương - Trọng Quỳnh/quochoi.vn
[links()]
Liên kết website
Ý kiến ()