Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 08:55 (GMT +7)
Quyền của cử tri
Thứ 4, 11/04/2007 | 06:26:48 [GMT +7] A A
Trao đổi với VietNamNet sáng 9-4, Trưởng Ban Dân chủ- Pháp luật Uỷ ban T.Ư MTTQ VN Trần Ngọc Nhẫn cho biết, để đảm bảo số dư tối thiểu ở mỗi đơn vị bầu cử thì danh sách chính thức các ứng viên đại biểu QH khoá XII, cả ở trung ương và địa phương sẽ phải có khoảng 900 người.
Sáng 10-4, tại cuộc họp kiểm điểm công tác chuẩn bị cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XII của tỉnh Quảng Ninh, đại diện Uỷ ban MTTQ tỉnh cho biết, lần hiệp thương cuối Quảng Ninh sẽ từ 28 ứng cử viên chọn ra 11 ứng cử viên chính thức, cùng 2 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu. Như vậy, tỉnh Quảng Ninh sẽ có 13 ứng cử viên để cử tri bầu 7 ĐBQH khoá XII.
Tỷ lệ số dư cao, quyền lựa chọn của cử tri lớn hơn. Nhưng vấn đề đặt ra là cử tri phải phát huy cao độ quyền làm chủ của mình để cuộc bầu cử ĐBQH ở Quảng Ninh nói riêng, cả nước nói chung bầu đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, trong đó có chất lượng về cơ cấu ĐBQH.
Tại hội nghị nói trên, đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử ĐBQH khoá XII tỉnh chỉ đạo bảy nhiệm vụ đối với các ngành, các địa phương để phục vụ tốt cuộc bầu cử. Nhiệm vụ đầu tiên, trong bảy nhiệm vụ đó là tập trung mọi lực lượng, phương tiện tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, công tác hiệp thương, vận động bầu cử. Công tác thông tin, tuyên truyền phải được tập trung tại cơ sở, trực tiếp đến từng gia đình, cử tri.
Các cử tri phải thấu suốt được quyền và nghĩa vụ của mình đối với cuộc bầu cử ĐBQH, phải có thông tin đầy đủ về các ứng cử viên thì mới thực thi hiệu quả quyền dân chủ của mình qua lá phiếu bầu ĐBQH.
Liên kết website
Ý kiến ()