Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 09:30 (GMT +7)
Samsung bị "tố" âm thầm giới hạn hiệu suất của hơn 10.000 ứng dụng
Thứ 6, 04/03/2022 | 14:00:10 [GMT +7] A A
Samsung đang điều tra về vấn đề giới hạn hiệu suất của hơn 10.000 ứng dụng để tìm ra nguyên nhân cuối cùng.
Theo thông tin đăng tải trên mạng xã hội Naver, Samsung đang tiến hành một cuộc điều tra nội bộ và tiếp cận vấn đề giới hạn hiệu suất ứng dụng đã được chia sẻ gần đây. Samsung cũng dự kiến sẽ sớm đưa ra thông báo chính thức về vấn đề này.
Trong nhiều năm qua, chúng ta hẳn đã thấy nhiều trường hợp các hãng sản xuất smartphone giới hạn hiệu suất của một số ứng dụng nhất định, chủ yếu nhằm kéo dài thời lượng pin. Giờ đây, Samsung cũng bị cuốn vào câu chuyện này.
Người dùng Twitter GaryeonHan và cư dân mạng Hàn Quốc đã đăng danh sách 10.000 ứng dụng dường như đã bị “giới hạn hiệu suất” trong Dịch vụ tối ưu hóa trò chơi (GOS) của Samsung tại đây.
Trên các diễn đàn Cộng đồng người Hàn Quốc của Samsung cũng ngập tràn các phản ánh từ người dùng.
Danh sách không giới hạn các trò chơi bởi đây là công cụ giúp tối ưu hóa để chơi game tốt hơn. Nhưng trong danh sách, bạn sẽ thấy một số ứng dụng khá phổ biến, điển hình như Instagram, bộ ứng dụng Office của Microsoft, Netflix, Google Keep và TikTok.
Thậm chí ngay cả các ứng dụng và dịch vụ chính của Samsung cũng có mặt, chẳng hạn như Secure Folder, Samsung Cloud, Samsung Pay, Samsung Pass và trình quay số điện thoại.
Khá bất ngờ khi các ứng dụng đo điểm chuẩn của máy như 3DMark, Antutu, PCMark, GFXBench và GeekBench 5 không xuất hiện trong danh sách. Có thể do Samsung không bắt các ứng dụng điểm chuẩn phải điều chỉnh.
Không ngạc nhiên khi các ứng dụng điểm chuẩn như 3DMark, Antutu, PCMark, GFXBench và GeekBench 5 không được liệt kê ở đây. Điều này cho thấy Samsung không bắt các ứng dụng điểm chuẩn phải điều chỉnh.
Một Youtuber người Hàn Quốc thay đổi tên gói 3DMark để phản ánh việc Samsung giảm hiệu suất như thế nào đối với tựa game Genshin Impact (xuất hiện trong danh sách) và chạy điểm chuẩn (ảnh bên dưới).
Gói được đổi tên (bên trái) đạt điểm chuẩn và tốc độ khung hình trung bình thấp hơn đáng kể.
Việc các nhà sản xuất smartphone tìm cách cân bằng giữa hiệu suất và thời lượng pin cho nhiều ứng dụng là điều không quá khó hiểu. Mặt khác có nhiều lý do mà người dùng không thể nhận tối đa hiệu suất ứng dụng.
Nhưng điều đáng ngờ là không có ứng dụng điểm chuẩn nào được liệt kê ở đây có nghĩa là những kết quả này sẽ không đại diện cho trải nghiệm thực tế.
Có vẻ như Samsung đã không học hỏi được gì từ câu chuyện của chính OnePlus vào năm ngoái.
Đây không phải là lần đầu tiên một nhà sản xuất smartphone có hành vi đáng ngờ về mặt đạo đức. OnePlus đã bị bắt quả tang cố tình "tối ưu hóa" hiệu suất của các ứng dụng phổ biến trên OnePlus 9 Pro vào năm ngoái và OnePlus cũng loại trừ các ứng dụng điểm chuẩn không bị điều chỉnh.
Theo Vnreview
Liên kết website
Ý kiến ()