Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 14/11/2024 05:45 (GMT +7)
Sáng 14/4: Chỉ còn 1.205 bệnh nhân COVID-19 nặng; Điều trị thành công F0 nguy kịch vì mắc đái tháo đường
Thứ 5, 14/04/2022 | 08:35:18 [GMT +7] A A
Theo thống kê của Bộ Y tế ca COVID-19 mới trung bình trong 7 ngày qua giảm mạnh, còn 31.181 ca/ngày; Hiện chỉ còn 1.205 bệnh nhân COVID-19 nặng; Điều trị thành công F0 nguy kịch tính mạng vì mắc đái tháo đường nhiều năm...
Ca COVID-19 mới trung bình trong 7 ngày qua giảm mạnh, còn 31.181 ca/ngày
Theo Bộ Y tế ngày 13/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 24.623 ca mắc mới, (tăng 1.819 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 19.823 ca trong cộng đồng).
Chỉ còn 3 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh trên 1.000 ca/ ngày là: Hà Nội (1.727), Phú Thọ (1.627), Vĩnh Phúc (1.147).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 31.181 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.297.587 ca mắc COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 104.128 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.289.840 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.527.942), TP. Hồ Chí Minh (603.976), Nghệ An (418.676), Bình Dương (382.112), Bắc Giang (377.326).
Tổng số người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh đến nay là: 8.770.994 ca
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.205 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 897 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 115 ca; Thở máy không xâm lấn: 32 ca; Thở máy xâm lấn: 158 ca; ECMO: 3 ca
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 24 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.878 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Điều trị thành công bệnh nhân đái tháo đường mắc COVID-19 nguy kịch
Các bác sĩ BV Nội tiết TW vừa điều trị cho một bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp nhiều năm, mắc COVID-19 kèm theo biểu hiện suy hô hấp, sốt cao, mệt mỏi.
40 ngày trước, bệnh nhân là ông Nguyễn Đức M. (70 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) được chuyển đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong tình trạng lơ mơ, suy hô hấp cấp nguy kịch, huyết áp tụt, sút 10kg, thể trạng suy kiệt.
Sau khi tiến hành chụp X-Quang phổi các bác sĩ thấy tổn thương phổi lan tỏa 2 bên. Bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, suy thận, viêm phổi, nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch trên nền bệnh nhân đái tháo đường type 2 tăng huyết áp.
Tại đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh nhân được hồi sức hô hấp bằng máy thở oxy dòng cao, được can thiệp tĩnh mạch trung tâm để hồi sức huyết động bằng thuốc vận mạch.
Bệnh nhân được bổ sung kháng sinh liều cao để nâng cao thể trạng, phục hồi chức năng hô hấp kiểm soát đường máu và các bệnh nền ổn định. Bệnh nhân được kết hợp thực hiện đặt tĩnh mạch đùi để lọc máu do suy thận.
Sau 10 ngày theo dõi, chăm sóc điều trị tích cực, tình trạng hô hấp được cải thiện, giảm liều thuốc và cắt được vận mạch, ý thức bệnh nhân tỉnh táo hơn.
Sau 30 ngày điều trị, bệnh nhân hô hấp ổn định, cơ lực tốt, vận động phục hồi chức năng tại giường và bắt đầu tự đứng, di chuyển đi lại. Kíp điều trị đã tiến hành điều chỉnh phác đồ điều trị thông qua việc cân bằng chế độ dinh dưỡng bổ trợ hợp lý theo thể trạng.
Hiện tại, sau 40 ngày điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, cai ôxy, huyết áp ổn định, ăn ngủ được. Thể trạng tăng 4kg, xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2. Các chức năng gan, thận trở về bình thường. Bệnh nhân đã ổn định hoàn toàn về sức khỏe, vận động đi lại bình thường và đủ điều kiện xuất viện.
Qua trường hợp trên, BS Nguyễn Công Bình - Phó trưởng khoa Cấp cứu, trưởng đơn vị Điều trị bệnh nhân COVID-19 khuyến cáo những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa là những yếu tố nguy cơ tăng nặng khi nhiễm SARS-CoV-2, do đó cần phải được theo dõi chặt chẽ. Bệnh nhân tuyệt đối không dùng thuốc, sản phẩm chức năng không rõ nguồn gốc…
Bệnh nhân khi xuất hiện tình trạng trở nặng cần khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời tránh trường hợp nhập viện muộn, suy hô hấp, tổn thương phổi, sốc nhiễm trùng sẽ khiến cho quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ tử vong cao…
Theo Sức khỏe và Đời sống
- Việt Nam chuẩn bị 2 kịch bản phòng chống COVID-19 trong thời gian tới
- Ngày 13/4: Cả nước có 24.623 ca mắc mới COVID-19, tăng hơn 1.800 ca so với hôm qua
- Sáng 13/4: 5 tỉnh, thành nào có F0 nhiều nhất cả nước? Sau COVID-19
- Ngày 12/4: Có 22.804 ca COVID-19; số khỏi bệnh nhiều gấp 9 lần số mắc mới
- Chiều 12/4: Đã phân bổ 211 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tiêm hơn 208,5 triệu liều
Liên kết website
Ý kiến ()