Tất cả chuyên mục
Thứ Ba, 24/12/2024 12:57 (GMT +7)
Sáng 24/3: Còn hơn 3.700 F0 nặng đang điều trị; Trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị thế nào?
Thứ 5, 24/03/2022 | 08:51:05 [GMT +7] A A
Theo Bộ Y tế đến nay cả nước đã có hơn 4,66 triệu người mắc COVID-19 khỏi bệnh; trong số các F0 đang điều trị hiện có hơn 3.700 ca nặng; 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình phòng chống dịch COVID-19; Trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị thế nào?
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 8.479.751 ca mắc mới COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 85.790 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 8.472.072 ca, trong đó có 4.658.453 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.217.105), TP. Hồ Chí Minh (586.910), Bình Dương (364.978), Nghệ An (360.496), Hải Dương (326.098).
Ngày 23/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 127.883 ca COVID-19 mới, giảm 2.853 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (trong đó có 89.186 ca trong cộng đồng). Đây cũng là ngày thứ 7 liên tiếp Việt Nam ghi nhận số ca mắc mới giảm so với 24 giờ trước đó.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh COVID-19 nhiều nhất trong ngày là: Hà Nội (13.005), Phú Thọ (5.307), Nghệ An (4.425), Lạng Sơn (4.408), Bắc Ninh (4.398); có 36 tỉnh, thành phố khác ghi nhận ca mắc mới từ 1.000- 4.200 ca.
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 23/3 là 192.465 ca ( nhiều hơn 64.000 ca so với số mắc mới), nâng tổng số khỏi ở Việt Nam đến nay là 4.661.270 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.764 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.171 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 228 ca; Thở máy không xâm lấn: 71 ca; Thở máy xâm lấn: 289 ca; ECMO: 5 ca
Số bệnh nhân tử vong trong ngày 23/3 là 61 thấp hơn so với các ngày trước đó. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 67 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.075 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 203.144.374 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 186.055.910 liều: Mũi 1 là 71.182.239 liều; Mũi 2 là 67.931.682 liều; Mũi 3 là 1.498.912 liều; Mũi bổ sung là 14.768.292 liều; Mũi nhắc lại là 30.674.785 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.088.464 liều: Mũi 1 là 8.764.950 liều; Mũi 2 là 8.323.514 liều.
Trẻ nghi ngờ bị hậu COVID-19 được khám và điều trị như thế nào?
Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi TW một trẻ mắc COVID-19 với mức độ nhẹ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của hậu COVID-19.
Tuy nhiên, nếu một trẻ mắc COVID-19 cấp tính nguy kịch cần thở máy hoặc chăm sóc ở các đơn vị hồi sức tích cực, sau khi khỏi bệnh sẽ dễ bị mắc các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ… Đây là những triệu chứng hay gặp ở người đã phải điều trị hồi sức.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ béo phì, có tiền sử các bệnh dị ứng, các bệnh lý mạn tính, trẻ trên 5 tuổi có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của hậu COVID-19 cao hơn các nhóm trẻ khác.
Tuy không phải tất cả các triệu chứng xuất hiện ở trẻ sau mắc COVID-19 đều là hậu COVID-19. Trước khi kết luận triệu chứng đó do hậu COVID-19, cần loại trừ các nguyên nhân khác. Ví dụ như một em bé đến khám vì ho kéo dài, sụt cân sau mắc COVID-19, trẻ hoàn toàn có thể bị bệnh lao phổi hoặc các bệnh lý hô hấp khác.
Khi tới khám, trẻ sẽ được các bác sĩ nhi khoa thăm khám, đánh giá sức khỏe tổng thể, xác định các triệu chứng chính hiện tại.
Nếu cần thiết có chỉ định, trẻ sẽ được hội chẩn hoặc thăm khám lại bởi các bác sĩ chuyên khoa khác nhau.
Trẻ sẽ được kiểm tra các xét nghiệm, các biện pháp thăm dò như chụp phim, siêu âm… và có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trẻ.
Ví dụ như trẻ bị đau ngực sau mắc COVID-19 sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, trẻ ho sẽ được khám với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, trẻ có các vấn đề về tâm lý kéo dài sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ tâm bệnh…
Lưu ý chỉ làm các xét nghiệm thăm dò cần thiết khi có biểu hiện triệu chứng, không chỉ định tổng thể (gói) quá nhiều xét nghiệm cho trẻ em.
Nguyên tắc trong điều trị bao gồm: Cần phối hợp nhiều chuyên khoa; Chẩn đoán bằng phương pháp loại trừ và điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và tự điều chỉnh.
Theo Sức khỏe và Đời sống
- Ngày 23/3: Số mắc mới COVID-19 giảm còn 127.883 ca; Tuyên Quang bổ sung gần 13.000 F0
- Sáng 23/3: Sẽ cấp hộ chiếu vaccine điện tử rộng rãi toàn quốc; Tổng ca COVID-19 của Hà Nội vượt 1,2 triệu
- Ngày 22/3: Có 130.735 ca mắc mới COVID-19; 4 tỉnh bổ sung hơn 118.400 F0
- Sáng 22/3: Hơn 4,2 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi; Cấp độ dịch mới nhất của TP HCM thế nào?
- Chiều 21/3: Có 47 tỉnh, thành đạt tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 95%
- Sáng 21/3: Có 3.968 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Tổng F0 của Hà Nội lên đến hơn 1,17 triệu ca
Liên kết website
Ý kiến ()