Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 23/12/2024 00:24 (GMT +7)
Sáng 25/2: Hơn 3.100 F0 nặng đang điều trị; Trẻ em ở TP HCM mắc COVID-19 tăng cao
Thứ 6, 25/02/2022 | 10:36:30 [GMT +7] A A
Bộ Y tế cho biết đến nay số ca COVID-19 ở nước ta khỏi lên đến gần 2,34 triệu ca; Trong số các F0 đang điều trị hiện có hơn 3.100 ca nặng; Trẻ mắc COVID-19 tăng gấp 3 lần, TP HCM triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ nguy cơ cao...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.041.506 ca mắc COVID-19, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 30.791 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.034.211 ca, trong đó có 2.336.967 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (526.059), Bình Dương (295.221), Hà Nội (226.964), Đồng Nai (100.814), Tây Ninh (89.549).
Trung bình số ca COVID-19 mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 51.968 ca/ngày.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.339.784 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.137 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.464 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 280 ca; Thở máy không xâm lấn: 87 ca; Thở máy xâm lấn: 294 ca; ECMO: 12 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 87 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.884 ca, chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.318.865 mẫu tương đương 78.754.090 lượt người, tăng 41.255 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 192.677.323 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.925.277 liều: Mũi 1 là 70.843.861 liều; Mũi 2 là 67.172.939 liều; Mũi 3 là 1.441.288 liều; Mũi bổ sung là 13.598.820 liều; Mũi nhắc lại là 22.868.369 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.752.046 liều: Mũi 1 là 8.618.276 liều; Mũi 2 là 8.133.770 liều
Người bệnh COVID-19 phải có đơn thuốc do bác sỹ trực tiếp chịu trách nhiệm theo dõi kê mới được mua thuốc Molnupiravir
Chiều 24/2, tại cuộc họp báo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP HCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP cho biết các sản phẩm thuốc Molnupiravir do Việt Nam sản xuất đã được Bộ Y tế chính thức công bố giá bán lẻ. Các doanh nghiệp đã cung ứng thuốc cho các đơn vị phân phối dược phẩm. Đến ngày 24/2, thuốc Molnupiravir đã có tại các cửa hàng thuốc tây trên địa bàn Thành phố.
Tuy nhiên, người bệnh bắt buộc phải có đơn thuốc do bác sỹ trực tiếp chịu trách nhiệm theo dõi COVID-19 kê mới được mua. Bác sỹ kê đơn có thể là bác sỹ của Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động, bệnh viện hoặc bệnh viện tư nhân. Bác sỹ phải khẳng định bệnh nhân mắc COVID-19 và đủ điều kiện dùng thuốc Molnupiravir, để phòng ngừa tất cả các biến chứng, tai biến có thể xảy ra.
Phản hồi về tình trạng một số cửa hàng thuốc đã bán Molnupiravir cho bệnh nhân từ sáng 24/2, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM cho rằng, đây là những trường hợp "xé rào", Sở Y tế sẽ kiểm tra và nhắc nhở những đơn vị này.
Đồng thời khuyến cáo, việc mua hộ thuốc Molnupiravir gửi cho người thân ở các tỉnh, thành phố khác là việc rất nguy hiểm. Bởi điều kiện bán thuốc kháng virus cho người dân rất chặt chẽ, nhằm bảo vệ người uống, bảo vệ cộng đồng. Việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh hay kháng virus sẽ dẫn đến nguy cơ kháng thuốc, đe dọa đến cộng đồng.
Trẻ mắc COVID-19 tăng gấp 3 lần, TP HCM triển khai chiến dịch bảo vệ trẻ nguy cơ cao
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải - phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP HCM - cho biết số trẻ em nhiễm COVID-19 trên địa bàn TP đang tăng cao. Cụ thể, số trẻ nhiễm từ ngày 14-2 đến 21-2 gấp 3 lần so với tuần trước (từ 7-2 đến ngày 13-2).
Trước tình hình này, ông Hải cho biết thêm TP đã có kế hoạch chăm sóc trẻ em bị nhiễm, đó là thực hiện chiến dịch bảo vệ trẻ em, trong đó ưu tiên bảo vệ trẻ có nguy cơ như béo phì.
Chiến dịch này gồm 7 nội dung: cung cấp số điện thoại để tư vấn từ xa, giải đáp thắc mắc cho phụ huynh, thân nhân, người chăm sóc bệnh nhi; tập huấn giáo viên nhận biết các dấu hiệu trẻ nhiễm COVID-19 để xử lý; tập huấn hệ thống y tế từ trung tâm y tế, trạm y tế, trung tâm y tế lưu động, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP; phân tầng điều trị và hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà, trường học; xây dựng kịch bản khi số trẻ mắc gia tăng; tăng cường truyền thông về nguyên nhân, mức độ và các giải pháp, sẵn sàng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi.
Theo Sức khỏe và Đời sống
- Bình ổn giá kit test SARS-CoV-2
- Ngày 24/2: Số ca COVID-19 tăng vọt lên 69.128 F0; nhiều hơn hôm qua gần 8.800 ca
- Chiều 24/2: Đã tiêm gần 192,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Hướng dẫn điều trị không dùng thuốc ở trẻ là F0 nhẹ
- Có nên tắm khi mắc COVID-19 không?
- Sáng 24/2: Số ca COVID-19 mới trung bình 7 ngày qua là 47.264 F0/ngày; 25 tỉnh, thành có F0 mới trên 1.000 ca
Liên kết website
Ý kiến ()