Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 01:55 (GMT +7)
Sữa đậu nành và nguy cơ loãng xương
Thứ 2, 15/09/2014 | 19:00:07 [GMT +7] A A
Hỏi: Chị của tôi vừa qua tuổi mãn kinh và đi khám thì được biết có nguy cơ cao bị loãng xương. Nghe nói phải ăn uống nhiều chất đạm để giảm loãng xương và không được uống sữa đậu nành vì làm tăng nguy cơ. Như vậy có đúng không?
(Lê Thị Tư - Ninh Thuận)
Trả lời: Có ý kiến cho rằng chất đạm, đặc biệt là đạm động vật gây ra tác hại đối với xương. Thật sự thì đây là hiểu sai lệch, chẳng những chất đạm không gây tiêu hủy xương mà ngược lại là một chất không thể thiếu nếu muốn có bộ xương vững chắc.
Cấu tạo của xương có đến 50% là protein (chất đạm), muốn sửa chữa những tổn thương trên xương đòi hỏi phải có các chuỗi acid amin. Để canxi và vitamin D gắn lên xương thì cần có protein. Ngày nay ở các nước phát triển thì phần lớn con người dùng rất nhiều protein trong chế độ ăn nhưng ở người lớn tuổi thì lại không dùng đủ lượng protein cơ bản. Ăn thiếu protein sẽ gây nguy cơ cho xương. Theo các chuyên gia thì hàng ngày mỗi người trên 19 tuổi cần 0,8g protein cho mỗi kg thể trọng.
Tất nhiên, ăn nhiều protein thì có lợi cho xương nhưng lại gây hại cho cơ quan khác nhất là đạm động vật. Vì vậy, cần phải ăn lượng đạm vừa phải và cân bằng giữa đạm động-thực vật. Phần lớn các sản phẩm từ đậu nành như: đậu hủ, sữa đậu nành, tương đậu nành… cung cấp protein xây dựng độ vững chắc cho xương. Bên cạnh đó, đậu nành chứa thành phần khác làm ngăn cản hấp thụ canxi, đó là oxalate. Nếu dùng nhiều đậu nành nhưng ăn ít canxi thì sẽ gây thiếu hụt canxi gây hại cho xương. Liên quan đến tăng trưởng xương thì bên cạnh ý kiến cho rằng đậu nành tác hại thì có ý kiến cho rằng nhờ 2 thành phần genistein và daidzein mà đậu nành giúp xương khỏe mạnh. Trong đậu nành có canxi nhưng khi chế biến dưới dạng nước uống thì canxi sẽ lắng đọng bên dưới chai (dù có lắc chai thì cũng sẽ lắng đọng lại), tốt nhất là dùng đậu nành chế biến dạng đặc như đậu hủ để có đủ lượng canxi.
Theo SKĐS
Liên kết website
Ý kiến ()