Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 24/11/2024 10:34 (GMT +7)
Tan hội vì “đại gia”
Thứ 7, 23/02/2008 | 06:48:32 [GMT +7] A A
Đầu năm, các nhóm những người đồng hương thôn, xã, huyện (thường gọi là hội đồng hương) thường tổ chức gặp mặt. Phần lớn người Quảng Ninh có quê gốc tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên...
Nhiều hội đồng hương đã hoạt động gần 20 năm nay, vừa động viên nhau, vừa đóng góp xây dựng thôn, xã ở quê nhà. Đầu năm cùng những người đồng hương nói chuyện về quê cha đất tổ thật thân tình, ấm áp. Nghe nói chủ nhật này tôi đi họp hội đồng hương, bạn đồng nghiệp của tôi thở dài. Bạn tôi ngao ngán tâm sự là hội đồng hương xã của bạn đã bị giải tán. Lý do ư, bạn tôi nói là, lúc đầu thành lập, các “đại gia” (là những người có chức, có quyền, có tiền) cái gì cũng “bao” (chi tiền) hết, hội không cần quỹ hội. Thế là hội phụ thuộc vào “đại gia”, những người điều kiện kinh tế khó khăn thì ngại ngùng. Khi các “đại gia” không “bao” nữa thì hội cũng tan luôn.
Tôi nói với bạn là hội đồng hương xã của chúng tôi cũng đầy đủ thành phần, hoàn cảnh, nhưng phải đã tựu trung được sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau. Chẳng gì chúng tôi cũng là người cùng làng, cùng xã. Hằng năm chúng tôi đóng quỹ hội 50 ngàn đồng. Ai có điều kiện hơn thì đóng nhiều hơn. Chẳng hạn, người có điều kiện hơn mà đóng 300 ngàn đồng thì thủ quỹ cũng ghi nộp quỹ 50 ngàn đồng và ghi ủng hộ 250 ngàn đồng. Ngoài thăm hỏi ốm đau, có trách nhiệm trong việc hiếu, việc hỉ, năm qua hội chúng tôi đã tổ chức được hai trận đấu bóng cho thanh niên của hội.
Bạn đồng nghiệp của tôi nói nếu ban đầu các “đại gia” cũng bình đẳng, chan hòa, không bốc đồng “bao” và hội có quy chế hoạt động hẳn hoi thì không thể tan được.
Nhiều hội đồng hương đã hoạt động gần 20 năm nay, vừa động viên nhau, vừa đóng góp xây dựng thôn, xã ở quê nhà. Đầu năm cùng những người đồng hương nói chuyện về quê cha đất tổ thật thân tình, ấm áp. Nghe nói chủ nhật này tôi đi họp hội đồng hương, bạn đồng nghiệp của tôi thở dài. Bạn tôi ngao ngán tâm sự là hội đồng hương xã của bạn đã bị giải tán. Lý do ư, bạn tôi nói là, lúc đầu thành lập, các “đại gia” (là những người có chức, có quyền, có tiền) cái gì cũng “bao” (chi tiền) hết, hội không cần quỹ hội. Thế là hội phụ thuộc vào “đại gia”, những người điều kiện kinh tế khó khăn thì ngại ngùng. Khi các “đại gia” không “bao” nữa thì hội cũng tan luôn.
Tôi nói với bạn là hội đồng hương xã của chúng tôi cũng đầy đủ thành phần, hoàn cảnh, nhưng phải đã tựu trung được sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau. Chẳng gì chúng tôi cũng là người cùng làng, cùng xã. Hằng năm chúng tôi đóng quỹ hội 50 ngàn đồng. Ai có điều kiện hơn thì đóng nhiều hơn. Chẳng hạn, người có điều kiện hơn mà đóng 300 ngàn đồng thì thủ quỹ cũng ghi nộp quỹ 50 ngàn đồng và ghi ủng hộ 250 ngàn đồng. Ngoài thăm hỏi ốm đau, có trách nhiệm trong việc hiếu, việc hỉ, năm qua hội chúng tôi đã tổ chức được hai trận đấu bóng cho thanh niên của hội.
Bạn đồng nghiệp của tôi nói nếu ban đầu các “đại gia” cũng bình đẳng, chan hòa, không bốc đồng “bao” và hội có quy chế hoạt động hẳn hoi thì không thể tan được.
Liên kết website
Ý kiến ()