Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 15/01/2025 18:41 (GMT +7)
Tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn
Thứ 5, 05/10/2023 | 17:54:22 [GMT +7] A A
Năm 2023 là năm thứ 3 Quảng Ninh triển khai thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững kinh tế xã hội gắn với đảm bảo vững chắc Quốc phòng an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo. Qua triển khai thực hiện nghị quyết, việc đầu tư toàn diện cho các xã khu vực này được đẩy mạnh. Từ đó, diện mạo khu vực, cũng như đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh ngày càng thay đổi tích cực, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ngày được nâng cao.
Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, nguồn lực lớn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh. Năm 2023, UBND tỉnh đã phân bổ 1.107,189 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình. Trong đó, vốn chuyển tiếp Chương trình DTTS là 420,500 tỷ đồng (kết quả giải ngân đến ngày 30/8/2023 là 238,100/420,500 tỷ đồng đạt 56,62% kế hoạch); vốn chuyển tiếp Chương trình xây dựng nông thôn mới là 65,280 tỷ đồng (kết quả giải ngân đến ngày 30/8/2023 là 48,638/65,280 tỷ đồng, đạt 74,5% kế hoạch).
Cùng với đó, tỉnh cũng bố trí hơn 256,2 tỷ đồng cho các dự án khởi công mới thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023. Đến ngày 30/8/2023, số vốn này đã giải ngân đạt 44,3% (136,258/356,243 tỷ đồng). Tỉnh cũng ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh 110 tỷ đồng (luỹ kế nguồn vốn ủy thác 300 tỷ đồng), đến 30/8/2023 đã triển khai giải ngân cho 773 khách hàng vay số tiền 60,39 tỷ đồng (bao gồm 50 tỷ đồng vốn ủy thác được giao đầu năm 2023 và 10,39 tỷ đồng vốn thu hồi và cho vay quay vòng) hoàn thành 99,96% kế hoạch vốn giao, dư nợ đến 15/8/2023 đạt 239,3 tỷ đồng với 3.306 khách hàng vay còn dư nợ.
Cùng với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, các huyện cũng bố trí vốn ngân sách địa phương trực tiếp thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo đến năm 2023 là 1.243,278 tỷ đồng; vốn lồng ghép là 76,24 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn này, nhiều dự án đã được triển khai thực hiện như: Công trình nâng cấp chống ngập lụt tuyến đường từ đường tỉnh 330 - đường tỉnh 342 - Đồng Dằm (Đạp Thanh) - Khe Nà (Thanh Sơn) - Lang Cang (Đồn Đạc); Cải tạo, mở rộng Trường PTDT nội trú huyện Ba Chẽ, Trường THPT Ba Chẽ; Mở mới đường giao thông nối từ trung tâm xã Đại Dực sang trung tâm xã Đại Thành huyện Tiên Yên; Cải tạo, nâng cấp hệ thống tràn vượt lũ trên địa bàn huyện Bình Liêu (giai đoạn I); Cải tạo, nâng cấp đường liên xã Húc Động, Đồng Văn, Cao Ba Lanh kết nối Quốc lộ 18C huyện Bình Liêu; Đường nối Quốc lộ 18 đi qua xã Quảng Long vào bản Sán Cây Coọc xã Quảng Sơn (Hải Hà)….
Đây đều là những công trình thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các địa phương trong tỉnh, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa đô thị, đồng bằng và nông thôn, miền núi, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng tăng trưởng bao trùm.
Bảo Bình
Liên kết website
Ý kiến ()