Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 06/11/2024 06:24 (GMT +7)
Tất cả những gì bạn cần biết về cách kiểm soát cơn ho do Covid-19
Thứ 5, 20/01/2022 | 15:50:57 [GMT +7] A A
Ho khan thường liên quan đến COVID-19 và theo một nghiên cứu của Lancet, 60-70% bệnh nhân coronavirus có triệu chứng bị ho khan như một triệu chứng ban đầu.
Một cơn ho do Covid-19 hay bất kể một cơn ho từ các bệnh lý khác đều gây ra những khó chịu. Ho là cách cơ thể làm sạch đường thở, giải phóng các chất nhầy, phấn hoa, khói hoặc các tác nhân gây kích thích khác.
1. Cách kiểm soát cơn ho do Covid-19
Theo TS.BS Satish KS, Bác sĩ Tư vấn Cấp cao về Lồng ngực, Bệnh viện Fortis, Cunningham cho biết, ho khan, ho dai dẳng kéo dài do Covid-19 có thể được điều trị tương tự như một loại virus cúm gây ho thông thường. Với thuốc/nước súc miệng, thuốc kê đơn các triệu chứng này sẽ được giảm bớt.
Bên cạnh đó người bị ho do Covid-19 cần uống đủ nước, tăng cường miễn dịch bằng cách loại thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên để cơn do thuyên giảm.
Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hít, các loại viên ngậm giúp thông mũi. Một lần nữa lưu ý, các loại thuốc này chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, theo NHS, khi bị ho do Covid-19, tốt nhất nên tránh nằm ngửa, thay vào đó hãy nằm nghiêng hoặc ngồi thẳng lưng. Để giúp giảm ho có thể thử uống một thìa cafe mật ong, nhưng tuyệt đối không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng.
Về vấn đề này, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM cũng khuyến cáo người nhiễm Covid-19 bị ho có thể làm giảm cơn ho bằng cách:
- Tập thở: thở bụng có chú ý, hít vào bụng phình, thở ra bụng xẹp mỗi đợt 3-4 nhịp
- Nuốt và ngậm miệng
- Hít vào thở ra bằng mũi cho đến khi hết ho
- Uống từng ngụm nước ấm. Ngậm kẹo
- Tránh để khô họng, uống đủ nước.
- Uống thuốc ho.
Có nên dùng kháng sinh để điều trị ho do Covid-19 không?
Covid-19 là một bệnh do virus gây ra, còn thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với các bệnh do nhiễm virus.
TS.BS giải thích rằng, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong việc điều trị nhiễm khuẩn thứ cấp, những loại thuốc kháng sinh như vậy không nên sử dụng cho các bệnh như Covid-19 hay các bệnh do virus khác gây ra - vấn đề này bao gồm cả kháng sinh thông thường.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC, có tới 1/3 - 1/2 việc sử dụng thuốc kháng sinh ở người là không cần thiết hoặc không phù hợp.
Việc lạm dụng kháng sinh đã được nhiều bác sĩ và chuyên gia lên tiếng cảnh báo. Nó không chỉ gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn mà còn gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nhiễm trùng nấm men,... trong các trường hợp nghiêm trọng còn gây ra dị ứng, khó thở,...
2. Sau khi phục hồi do Covid-19
Sau khi phục hồi do Covid-19, nhiều người vẫn tiếp tục gặp phải các tình trạng hậu Covid, có thể bao gồm:
- Covid kéo dài
- Viêm đa hệ thống thường gặp ở trẻ em
- Ảnh hưởng của điều trị Covid-19 hoặc nhập viện
CDC cho hay, ngay cả một người ban đầu không có các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng vẫn có thể phát triển các vấn đề sức khỏe lâu dài. Ho là một triệu chứng phổ biến của Covid-19 kéo dài cùng với mệt mỏi, chóng mặt và đau khớp.
Trên thực tế, theo một nghiên cứu trên tạp chí The Lancet Respiratory Medicine , các cuộc khảo sát trực tuyến đã phát hiện ra rằng 20–30% những người vẫn bị ho khan từ 2–3 tháng sau khi bị bệnh với COVID-19 (3).
Theo BS Khanh, cho biết, ho sau mắc COVID-19 giống ho sau bị cảm hoặc nhiễm các virus hô hấp.
Về nguyên nhân gây ho sau khi khỏi COVID-19, theo BS Khanh có 4 nhóm:
- Thứ 1: Sau khi khỏi bệnh, cơ thể còn đào thải chất tiết (xác virus)
- Thứ 2: Người có cơ địa dị ứng/hoặc bị suyễn
- Thứ 3: Người có bệnh lý trào ngược sẵn có, uống thuốc nhiều thì tình trạng này tăng thêm
- Thứ 4 là có tình huống kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản, hầu họng.... gây ho.
Những bệnh nền nào khiến người sau khi mắc COVID-19 dễ bị ho kéo dài?
BS Khanh cho biết đó là những người có cơ địa dị ứng (bị kích thích ho khi bị), bị suyễn, trào ngược, sống trong môi trường nhiều khói bụi dễ bị ho.
Theo BS Khanh, không có sự khác biệt trong di chứng ho kéo dài sau phục hồi do COVID-19 có khác với việc nhiễm các virus khác. Có nhiều "dạng" ho khác nhau, có thể bị ho túc tắc, ngứa họng, cũng có thể bị ho sặc sụa. Nhiều người bị ho sau khi nói chuyện nhiều, cười nhiều; hít không khí lạnh, thở bằng miệng nhiều... Có người sau khi ăn no cũng ho, hít phải mùi lạ, thay đổi tư thế, thậm chí, cơn ho khiến họ thức giấc ban đêm.
Để ứng phó với ho sau khỏi COVID-19, theo BS Khanh, người dân phải đi khám để đánh giá việc bản thân có bệnh phổi khác hay không (như viêm phổi, lao phổi), hoặc các bệnh như ho do dị ứng, trào ngược, suyễn... hay đích thị là ho hậu COVID-19.
Nếu không phải vì bệnh lý khác, thì việc tự vận động, tập luyện, tẩm bổ sẽ khiến ho sau COVID-19 hết dần trong tương lai. Có những người cũng bị mệt mỏi, mất sức liên quan hô hấp, thì lúc này tập thở, tẩm bổ là cách duy nhất để quen dần.
Thực tế hiện nay một số người bị ho do di chứng sau COVID-19 đi khám được hướng dẫn "detox" (thanh lọc) phổi. Theo BS Khanh, việc thanh lọc (rửa) phổi chỉ nên áp dụng với những người trong môi trường hít phải quá nhiều bụi (than, kim loại). Còn về y học, không có bệnh lý nào phải thanh lọc phổi. Nhiễm COVID-19 là do virus, vì thế không phải thanh lọc phổi.
Một số mắc COVID-19 thể nặng có dấu vết sẹo hay dãy xơ trên phổi. Những vấn đề này theo BS Khanh là không phải detox phổi mà phải tập thở để tăng khả năng trao đổi khí ở những vùng còn lại không bị xơ.
"Một số nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng những vết xơ này sẽ tự lành. Những vết xơ này sẽ làm bệnh nhân khó chịu, ngột thở, không có sức khi vận động mạnh hoặc đeo khẩu trang liên tục. Vì thế tập thở là phương pháp hiệu quả nhất"
Theo phunuvietnam.vn
Liên kết website
Ý kiến ()