Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 23/12/2024 19:43 (GMT +7)
Mắc COVID-19 gây nguy cơ rủi ro cho tim hơn việc tiêm vaccine
Thứ 5, 20/01/2022 | 10:22:30 [GMT +7] A A
Tình trạng tim mạch là một trong những yếu tố nguy cơ nhập viện cao nhất của các bệnh nhân mắc COVID-19.
Một số lượng đáng kể bệnh nhân nhập viện vì nhiễm trùng SARS-CoV-2 có dấu hiệu tổn thương tim, và nhiều bệnh nhân hồi phục sau nhiễm trùng virus này phải đối mặt với tổn thương tim mạch lâu dài.
Trong khi đó, các cuộc tranh luận về vaccine COVID-19 lại xoay quanh các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch. Có lẽ điểm chung nhất của xung đột liên quan đến vaccine COVID-19 là nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm chủng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.
1. Viêm cơ tim là gì?
Viêm cơ tim là tình trạng viêm cơ tim thường gặp nhất do virus như cúm, coxsackie, viêm gan hoặc herpes gây ra. Các nguyên nhân khác bao gồm vi khuẩn, nấm, độc tố, hóa trị liệu và các tình trạng tự miễn dịch.
Một số loại virus lây nhiễm vào cơ tim và gây tổn thương trực tiếp cho tim, trong khi những loại khác gây tổn thương tim gián tiếp thông qua hệ thống miễn dịch. Việc kích hoạt hệ thống miễn dịch để phản ứng với nhiễm trùng sẽ kích hoạt giải phóng các chất hóa học trong cơ thể được gọi là cytokine, giúp loại bỏ nhiễm trùng.
Trong một số trường hợp, mức độ cytokine tăng lên mức cao bất thường để tạo ra "cơn bão cytokine" gây tổn thương cơ tim.
2. Viêm cơ tim do COVID-19
Trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim là từ 1 - 10 trường hợp trên 100 nghìn người mỗi năm. Tỷ lệ này cao nhất ở nam giới từ 18 - 30 tuổi, trong đó đáng chú ý là hầu hết các trường hợp viêm cơ tim trong nhóm nguy cơ cao nhất lại là ở những người khỏe mạnh và năng động.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nguy cơ bị viêm cơ tim sau khi nhiễm COVID-19 cao hơn nhiều, với 146 trường hợp trên 100.000 người. Nguy cơ cao hơn đối với nam giới, người lớn tuổi (từ 50 tuổi trở lên) và trẻ em dưới 16 tuổi. Cầu thủ bóng đá Alphonso Davies, 21 tuổi, của đội tuyển nam quốc gia Canada, đã không được thi đấu vì bệnh viêm tim sau khi nhiễm COVID-19.
3. Viêm cơ tim sau tiêm chủng
Viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 là rất hiếm và nguy cơ nhỏ hơn nhiều so với nguy cơ chấn thương tim liên quan đến COVID-19.
Dựa trên một nghiên cứu ở Israel, nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim sau tiêm vaccine là 2,13 trường hợp trên 100 nghìn người được tiêm chủng, nằm trong phạm vi thường thấy ở dân số nói chung. Nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu khác ở Mỹ và Israel, đưa ra tỷ lệ chung của bệnh viêm cơ tim sau tiêm vaccine là từ 0,3 - 5 trường hợp trên 100 nghìn người.
Phương pháp điều trị viêm cơ tim khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Người lớn bị viêm cơ tim dạng nhẹ thường chỉ cần nghỉ ngơi và dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như ibuprofen. Các trường hợp nghiêm trọng hơn cần dùng thuốc hoặc thậm chí là các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học như thiết bị hỗ trợ tâm thất trái để hỗ trợ chức năng tim. Trong một số trường hợp khi việc điều trị không còn hiệu quả, cần phải ghép tim.
Trong một loạt bệnh nhân đa trung tâm dưới 21 tuổi, những người có các triệu chứng nhẹ chỉ được dùng NSAID hoặc hoàn toàn không sử dụng liệu pháp chống viêm. Bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể nhận được các liệu pháp mạnh hơn bao gồm immunoglobulin tiêm tĩnh mạch, glucocorticoid hoặc colchicine ngoài NSAID.
Người lớn phát triển viêm cơ tim do COVID-19 có kết quả kém hơn các trường hợp không phải COVID-19, bao gồm nguy cơ tử vong cao hơn. Hơn 80% trường hợp viêm cơ tim không liên quan đến tiêm chủng COVID-19 hoặc COVID-19 tự khỏi, trong khi 5% bệnh nhân tử vong hoặc cần ghép tim trong vòng một năm sau khi chẩn đoán.
Cần lưu ý rằng viêm cơ tim liên quan đến nhiễm trùng SARS-CoV-2 chỉ là một trong một số bệnh tim liên quan đến COVID-19 với kết quả tồi tệ hơn các trường hợp không nhiễm COVID-19.
Trong các trường hợp viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID-19, phần lớn các trường hợp đều nhẹ và khỏi nhanh chóng. Ở người lớn, 95% trường hợp được coi là nhẹ.
Tương tự, ở trẻ em, 98,6% là nhẹ và chưa có báo cáo nào về nhu cầu hỗ trợ tim cơ học (oxy hóa màng ngoài cơ thể, khi máu được bơm bên ngoài cơ thể đến máy tim phổi) hoặc tử vong. Tất cả trẻ em bị yếu tim đều bình thường hóa hoàn toàn chức năng tim khi theo dõi.
Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng của đại dịch toàn cầu, kết hợp với những phát triển năng động trong nghiên cứu, khiến công chúng khó tiếp nhận tất cả thông tin về rủi ro và lợi ích của vaccine COVID-19.
Nhưng hãy xem xét tất cả các nghiên cứu hiện có, các tổ chức bao gồm Hiệp hội Tim mạch Mỹ, Hiệp hội Tim mạch Canada, Quỹ Tim mạch và Đột quỵ của Canada, Hiệp hội Nhi khoa Canada và Học viện Nhi khoa Mỹ đều khuyến khích tất cả những ai đủ điều kiện nên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19. Đó là thông điệp nên ghi nhớ.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()