Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 05/12/2024 10:48 (GMT +7)
Tìm cách đọc trộm tin nhắn người khác trên mạng xã hội, nhiều người 'sập bẫy'
Thứ 5, 28/11/2024 | 15:23:15 [GMT +7] A A
Khi khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ theo dõi, đọc trộm tin nhắn của người khác trên mạng, các đối tượng yêu cầu chuyển tiền trước, rồi nhanh chóng chặn liên lạc.
Mạng xã hội gần đây xuất hiện nhiều quảng cáo về dịch vụ đọc trộm tin nhắn, giám sát tài khoản mạng xã hội. Dù không phải là hình thức lừa đảo mới, song vẫn có nhiều người dùng "sập bẫy".
Theo báo cáo từ Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) gần đây đã khởi tố hai kẻ xấu dùng thủ đoạn cung cấp dịch vụ đọc trộm tin nhắn bằng công nghệ để chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.
Thủ đoạn của nhóm đối tượng này là khi khách hàng có nhu cầu liên hệ, các đối tượng sẽ thông báo giá từng gói dịch vụ và yêu cầu thanh toán một phần tiền trước. Khi nạn nhân chuyển tiền xong, chúng lập tức chặn liên lạc và biến mất.
Cũng cùng mục đích như trên, thủ đoạn được các đối tượng sử dụng là liên hệ với khách hàng qua ứng dụng tin nhắn Zalo, sử dụng tài khoản ngân hàng (không chính chủ) để người khác tin tưởng, chuyển tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt.
Khi khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ theo dõi, đọc trộm tin nhắn của người khác trên mạng xã hội, các đối tượng hướng dẫn khách hàng gửi tài khoản cần theo dõi, thông báo giá từng gói dịch vụ (phần mềm theo dõi) và cung cấp số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền.
Do tin tưởng các đối tượng, nhiều nạn nhân đã chuyển tiền tới số tài khoản trên. Sau khi nhận được tiền, đối tượng đã chặn mọi liên lạc.
Các đối tượng lừa đảo liên hệ, cung cấp cho người có nhu cầu thông tin về các gói dịch vụ đọc trộm tin nhắn, theo dõi tài khoản mạng xã hội của người khác, cùng số tài khoản để chuyển phí dịch vụ. Sau khi nạn nhân chuyển trước phí dịch vụ, đối tượng sẽ chặn liên lạc.
Khuyến nghị người dân không nên tin tưởng sản phẩm, dịch vụ không rõ nguồn gốc trên mạng, Cục An toàn thông tin cũng chỉ rõ hành động đọc trộm tin nhắn là hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
Vì thế, người dân không nên dùng dịch vụ hoặc ứng dụng có mục đích xâm phạm quyền riêng tư.
Người dùng cũng không nên tải ứng dụng từ nguồn không chính thống; cần sử dụng phần mềm bảo mật để quét, phát hiện các phần mềm độc hại có thể đang theo dõi thiết bị; thường xuyên thay đổi mật khẩu email, tài khoản mạng xã hội và sử dụng xác thực 2 yếu tố để tăng cường bảo mật.
Theo VTCNews
- Gia tăng các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam
- Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo bán vé máy bay Tết Nguyên đán giá 'ưu đãi' qua mạng
- Kịch bản cực tinh quái của những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng
- 3 thông tin lừa đảo trực tuyến nổi bật trên không gian mạng Việt Nam
- Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới nhắm vào người dùng TikTok
Liên kết website
Ý kiến ()