Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 17/11/2024 00:24 (GMT +7)
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiểm tra công tác Mặt trận tại Quảng Ninh
Thứ 6, 02/12/2022 | 12:51:49 [GMT +7] A A
Sáng 2/12, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra công tác Mặt trận năm 2022 tại tỉnh Quảng Ninh.
Tham gia đoàn công tác có các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Tiếp và làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp huyện.
Báo cáo với đoàn công tác, đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, khẳng định: Công tác Mặt trận năm 2022 tại Quảng Ninh được triển khai với tinh thần đổi mới, rõ trọng tâm, trọng điểm và tạo được hiệu quả cao, thiết thực. Nổi bật như việc tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chiến lược tổng thể thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19; huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ 4 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và đảm nhận chăm lo Tết cho hộ nghèo không sử dụng đến ngân sách; phối hợp tổ chức thành công cuộc bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố toàn tỉnh trong cùng 1 ngày, với tổng số cử tri tham gia bầu cử đạt 98,23%, tạo tiền đề thuận lợi để tiến tới tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025 và đạt tỷ lệ 100% trưởng thôn, bản, khu phố trúng cử Bí thư Chi bộ theo phương châm “Dân tin - Đảng cử”; tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022 tại khu dân cư thống nhất toàn tỉnh trong cùng 1 ngày.
Trong năm 2022, Mặt trận tiếp tục là “chủ công” của tỉnh Quảng Ninh trong việc tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, phục vụ triển khai các dự án, công trình trọng điểm, động lực.
MTTQ tỉnh cũng đã tăng cường giám sát, phản biện xã hội theo chuyên đề mà Trung ương MTTQ Việt Nam triển khai, vừa bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, không chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ với các đơn vị đồng cấp. Trong đó bao gồm các nội dung: Giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và việc sử dụng các nguồn hỗ trợ phòng, chống dịch; giám sát trực tiếp 61 cán bộ, đảng viên tại 16 sở, ban, ngành; tổ chức lấy ý kiến tham gia vào các dự thảo luật trình tại các kỳ họp của Quốc hội; tổ chức hội nghị phản biện đối với các dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh...
Các đại biểu cũng đã tiến hành thảo luận, làm rõ hơn một số vấn đề mà đoàn công tác quan tâm, như: Kinh nghiệm vận động, đoàn kết dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh; công tác chuẩn bị, triển khai các chiến dịch vận động giải phóng mặt bằng nhận được sự đồng thuận cao; thực tiễn công tác vận động, quản lý, phân bổ các nguồn lực xã hội hóa đúng quy định, công khai, minh bạch; phát huy vai trò Hội đồng tư vấn về dân chủ, pháp luật trong công tác phản biện xã hội; việc xây dựng chương trình, lựa chọn nội dung giám sát và các cơ chế kiểm tra việc thực hiện các kết luận sau giám sát của MTTQ; xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận ngày càng nâng cao về năng lực, trình độ; kinh nghiệm thực hiện mô hình Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp huyện, tỉnh...
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, đã thông tin một số kết quả nổi bật về phát triển KT-XH, xây dựng Đảng của tỉnh trong năm 2022 và khẳng định trong đó có đóng góp không nhỏ của MTTQ và các tổ chức thành viên. Với vai trò này, đồng chí đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp thu những ý kiến của đoàn công tác, tranh thủ có các đề xuất, kiến nghị với Trung ương MTTQ Việt Nam để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động trong thời gian tới.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ghi nhận, đánh giá cao những cách làm sáng tạo, chủ động, hiệu quả của hệ thống MTTQ tỉnh Quảng Ninh Trong đó, có một số mô hình, cách làm nên được chú trọng phát huy, có thể nghiên cứu nhân rộng, như: Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp với cấp ủy, chính quyền trong xây dựng, triển khai chương trình hành động; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông, xây dựng phong trào, nắm bắt dư luận xã hội; xây dựng các phong trào thi đua yêu nước gắn với an sinh xã hội, xây dựng NTM; giám sát cán bộ, đảng viên tại nơi làm việc và nơi cư trú...
Trên cơ sở lắng nghe các ý kiến vướng mắc, hạn chế trong công tác Mặt trận tại cơ sở của Quảng Ninh, đồng chí Lê Tiến Châu cũng đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh trong thời gian tới cần tập trung tăng cường công tác phản biện xã hội; tập trung đổi mới cách làm, nâng cấp toàn diện chất lượng các phong trào thi đua, cuộc vận động mà Mặt trận chủ trì, phát động; chuẩn hóa quy trình vận động, quản lý các nguồn quỹ xã hội hóa. Đồng thời cần có giải pháp nâng cao hiệu quả nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân; thực hiện nghiêm các nội dung giám sát theo chuyên đề của Trung ương MTTQ Việt Nam; quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ Mặt trận từ cấp cơ sở; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số toàn diện, công tác thi đua khen thưởng...
Hoàng Giang
- Không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Ủy ban MTTQ tỉnh giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân
- Đoàn ĐBQH tỉnh làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh trước Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
- Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh
- Hội nghị trực tuyến toàn quốc phản biện xã hội Dự án Luật Đất đai sửa đổi
Liên kết website
Ý kiến ()