Tất cả chuyên mục
Thứ Bảy, 23/11/2024 02:44 (GMT +7)
Vì sao dịch truyền nhiễm diễn biến bất thường ở trẻ hậu COVID-19?
Chủ nhật, 20/11/2022 | 09:11:28 [GMT +7] A A
Nhiều dịch bệnh đang bùng phát, thậm chí một số bệnh truyền nhiễm năm nay diễn biến bất thường, nhất là ở trẻ em với số ca nặng tăng.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 3.130 ca mắc Adenovirus, trong đó 9 ca trẻ tử vong. Các dịch cúm A, cúm B, năm nay, bệnh viện cũng ghi nhận nhiều trẻ nhập viện với biến chứng nặng, khác thường so với mọi năm.
Dịch truyền nhiễm bất thường hậu COVID-19
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân có sự cộng hưởng của tình trạng “nợ miễn dịch” sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch COVID-19 trước đó.
Lý giải về tình trạng “nợ miễn dịch” ở trẻ, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội cho biết, đây là hiện tượng xảy ra do cơ thể không tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên.
Trong thời gian thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19 như: Giãn cách xã hội, tăng cường rửa tay và khử trùng, đeo khẩu trang... góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh thông thường.
Tuy nhiên, các biện pháp ngăn ngừa này không còn phổ biến khi trẻ quay lại trường học, tham gia các hoạt động ngoài trời và các hoạt động cộng đồng; vì vậy nguy cơ bùng phát các bệnh thông thường do virus và vi khuẩn sẽ tăng lên.
Theo đó, “nợ miễn dịch” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em trong thời kỳ hậu COVID-19. Chính vì vậy, các loại bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em như: cúm A, cúm B, Adenovirus, cúm mùa, viêm họng liên cầu... đã bùng phát mạnh mẽ sau thời gian ngắn khi trẻ đi học trở lại.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, dù mắc COVID-19 có triệu chứng hay không thì đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng sau thời gian dài dịch bệnh vừa qua. Đặc biệt, mắc COVID-19 còn có thể gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên. Suy giảm miễn dịch do COVID-19 còn gây khó khăn trong việc đào thải virus và chống nhiễm trùng thứ phát.
“Thực tế, khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau nhiễm COVID-19, trẻ nguy cơ bị nặng hơn với tỷ lệ khoảng 5 - 15.5%. Như vậy, dù có thể không gây ra triệu chứng, nhưng khi nhiễm COVID-19, virus này nguy cơ âm thầm gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống”, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy nói.
Giải pháp “trả nợ miễn dịch”
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể sẽ giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Trong đó, việc đảm bảo bổ sung vi chất cho trẻ là rất cần thiết. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý bổ sung các nguyên tố vi lượng cho trẻ như kẽm, sắt - là các thành phần có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ.
Theo nghiên cứu tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu kẽm và sắt. Vì vậy, để đảm bảo đủ lượng kẽm, sắt cho nhu cầu hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch, thì cha mẹ nên có thể bổ sung thêm cho trẻ bằng việc chủ động với các sản phẩm dễ uống, dễ hấp thu.
Thực tế, hiện nay ở Việt Nam tình trạng trẻ em thiếu vi chất, nhất là kẽm và sắt còn cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2019 - 2020, tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm lên tới 60%; tỷ lệ trẻ thiếu sắt cũng khá cao khi cứ 3 trẻ thì có một trẻ bị thiếu sắt. Đặc biệt tình trạng thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại.
Trong khi đó, vai trò của các việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng rất quan trọng. Cụ thể, sắt có thể tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T, giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn; khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm…
Bên cạnh đó, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch, vì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng), từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Theo Vtc
Liên kết website
Ý kiến ()