Bảng A | Bảng B | Bảng C | Bảng D |
Uzbekistan | Qatar | Hàn Quốc | Saudi Arabia |
Indonesia | Australia | Tajikistan | Nhật Bản |
Iraq | Việt Nam | Jordan | Trung Quốc |
Syria | Iran | Oman | Kyrgystan |
Việt Nam sẽ gặp Australia ở trận ra quân bảng B, sau đó lần lượt đụng Qatar và Iran. Cả ba đối thủ này đều từng vào chung kết tại giải, riêng Việt Nam có thành tích cao là bán kết năm 2016.
Qatar từng vô địch năm 2014, và vào bán kết kỳ trước. Nhưng năm 2012 và 2016, họ chỉ dừng bước ở vòng bảng. Họ vượt qua vòng loại kỳ này với thành tích toàn thắng bốn trận ở bảng B, trước Bahrain, Bangladesh, Bhutan và Nepal.
Australia lại chưa từng vô địch, dù từng vào chung kết năm 2010. Ở ba kỳ gần nhất, thành tích của họ không tốt khi hai lần dừng bước ở vòng bảng, một lần vào tới tứ kết. Nhưng ở vòng bảng, họ thể hiện tốt với ba trận toàn thắng trước Iraq, Ấn Độ và Kuwait.
Iran lại giàu truyền thống nhất ở bảng B, dù chỉ đứng nhóm bốn. Họ đã bốn lần vô địch liên tiếp giai đoạn 1973-1976. Nhưng thành tích gần đây của bóng đá trẻ Iran không quá nổi bật, khi kỳ trước họ thậm chí không vào VCK. Lần này Iran làm tốt hơn khi toàn thắng ba trận vòng bảng trước Kyrgyzstan, UAE và Brunei, ghi 11 bàn và không thủng lưới.
Ý kiến ()