Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 25/12/2024 12:31 (GMT +7)
Việt Nam đã sản xuất thành công dầu gạo từ gạo lứt
Thứ 2, 02/09/2019 | 13:57:06 [GMT +7] A A
Ai cũng biết gạo lứt tốt cho sức khỏe. Nhưng ít ai biết lớp màng cám mỏng manh của gạo lứt ẩn chứa một loại dầu quý giá. Việt Nam hiện đã sản xuất thành công dầu gạo nguyên chất, có nhiều ích lợi cho sức khỏe.
Sản phẩm dầu gạo nguyên chất Simply. |
200kg gạo lứt mới sản xuất được 1 lít dầu gạo
Gạo là lương thực phổ biến của hàng tỷ dân trên thế giới. Song đến những năm gần đây, giới khoa học mới công bố thông tin 70% dưỡng chất của hạt gạo lại nằm trong lớp vỏ cám vốn chỉ chiếm 8% trọng lượng hạt gạo. Đây là lý do mà gạo lứt - tức gạo nguyên cám, được mệnh danh là “thực phẩm vàng” cho sức khỏe.
Ngày nay, những bí mật về dưỡng chất của lớp vỏ cám gạo lứt dần được các nhà khoa học hé mở. Hàng loạt nghiên cứu cho thấy, dầu trong vỏ cám gạo lứt rất dồi dào các chất chống oxy hóa như Gamma-Oryzanol, Vitamin E và 27 dưỡng chất thực vật phytosterols, giúp đào thải cholesterol xấu, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh tim mạch.
Việc tìm ra công nghệ trích ly dầu từ lớp vỏ cám của gạo lứt đã mang đến cơ hội sử dụng sản phẩm giàu dưỡng chất thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe. Bởi được trích ly từ gạo lứt, đa số các dưỡng chất có trong dầu gạo đều là dưỡng chất quý hiếm, nổi bật nhất là Gamma-Oryzanol, dưỡng chất chỉ có trong gạo lứt. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, mỗi ngày dùng 20ml dầu gạo có chứa Gamma-Oryzanol sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Xu hướng sử dụng dầu gạo trên thế giới
Ngày nay, không chỉ các quốc gia phương Đông, mà nhiều quốc gia phương Tây cũng ưa chuộng dầu gạo nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.
Sản phẩm dầu gạo Simply được nhiều gia đình ở Việt Nam sử dụng. |
Tại Nhật Bản, dầu gạo được xem là một trong những bí quyết giúp mang lại sức khỏe. Người Nhật ưu ái gọi dầu gạo là "dầu của trái tim" bởi những lợi ích cho tim mạch mà hiếm có loại dầu nào có được. Sáng kiến bổ sung chất Gamma-Oryzanol và Vitamin B1 từ dầu gạo vào thực đơn hằng ngày của các gia đình cũng được nước này đề xuất từ năm 1917. Tiến sĩ Mayu Aizawa, Công ty Thực phẩm Tsuno (Nhật Bản), cho biết: Theo thống kê, 40% bữa trưa bổ dưỡng và lành mạnh của các trường mầm non, tiểu học và trung học ở Nhật vẫn đang sử dụng dầu gạo.
Ở Ấn Độ, Hiệp hội Tim mạch nước này cũng khuyên dùng dầu gạo để giảm tỷ lệ bệnh tim và các bệnh liên quan mà người dân nước này đang mắc phải. Dầu gạo được ưa chuộng ở Ấn Độ đến mức hàng loạt nhà hàng trước dùng dầu cọ, thì nay đều chuyển sang sử dụng dầu gạo để bảo vệ sức khỏe và lấy lòng thực khách.
Dầu gạo cũng được ưa chuộng ở những nước ăn lúa mì phương Tây, như New Zealand, Australia, Mỹ, châu Âu... Ở Mỹ, dầu gạo được mệnh danh là "dầu ăn tốt cho sức khỏe", nhờ cung cấp nguồn chất béo cân đối và lành mạnh.
Cám tươi được sơ chế trong vòng 6 giờ khi tách khỏi hạt gạo lứt để trích ly thành công dầu gạo chất lượng cao. |
Bởi ngày càng được ưa chuộng, nhiều nước trước đây xuất khẩu dầu gạo thì nay phải nhập khẩu thêm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhật Bản là một ví dụ, năm 2017 nước này tiêu thụ 90.000 tấn dầu gạo, trong đó có gần 30.000 tấn nhập khẩu. Trung Quốc cũng phải vừa sản xuất, vừa thu mua dầu gạo từ các nước khác trong khu vực.
Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp sản xuất dầu gạo
Hiện nay trên thế giới, tổng sản lượng dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu cọ, dầu mù tạt...) đã tăng từ 177 triệu tấn (năm 2014-2015) lên 198 triệu tấn (năm 2017-2018) và kỳ vọng sẽ tăng 9 triệu tấn/năm trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, tổng sản lượng dầu gạo toàn cầu hiện chỉ 1,7 triệu tấn/năm và nhu cầu mỗi năm tăng thêm 100.000 tấn.
Sự chênh lệch sản lượng này đến từ những lý do như nguồn nguyên liệu chất lượng tốt để sản xuất dầu gạo khá hạn chế (cám tươi phải được sơ chế ngay trong vòng 6h sau khi tách khỏi hạt gạo lứt để giữ lại tối đa những dưỡng chất quý); công nghệ sản xuất dầu gạo phức tạp, ước tính cần đến 200kg gạo lứt để trích ly được 1 lít dầu gạo nguyên chất. Những yếu tố này dẫn đến chi phí sản xuất dầu gạo khá cao, kéo theo đầu ra cũng hẹp hơn so với các loại dầu thực vật khác. Trên thế giới, các quốc gia đứng đầu về sản xuất dầu gạo bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan…
Dùng sản phẩm dầu gạo Simply tốt cho sức khỏe tim mạch. |
Tại Việt Nam, nhãn hiệu Simply thuộc Tập đoàn Wilmar (Singapore) là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại để sản xuất thành công dầu gạo chất lượng cao (100% nguyên liệu trong nước). Theo ông Peh Ping Teik, Chủ tịch Hội nghị dầu gạo quốc tế 2018, dầu gạo nguyên chất Simply của Việt Nam có chất lượng cao theo các tiêu chuẩn quốc tế và hiện được xuất khẩu sang các nước có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm như New Zealand, Úc.
“Là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn nhất trên thế giới, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp dầu gạo. Chúng tôi hy vọng, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ được cập nhật vào danh sách các nước sản xuất chính về dầu gạo” - Tiến sĩ B.V Mehta, Chủ tịch Hiệp hội Chiết tách dung môi Ấn Độ, nhận định.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia dinh dưỡng bắt đầu khuyên dùng dầu gạo trong chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Với những chuyển biến tích cực trong xu hướng tiêu dùng, dầu gạo được dự đoán sẽ hiện diện nhiều hơn trong căn bếp gia đình Việt.
Liên kết website
Ý kiến ()