Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 22/11/2024 19:51 (GMT +7)
Xử lý nghiêm việc kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế
Chủ nhật, 16/01/2022 | 17:18:11 [GMT +7] A A
Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các địa phương phối hợp với các cục thuế điều tra xử nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế, nhằm răn đe, ngăn chặn và truy thu thuế cho ngân sách Nhà nước (NSNN).
Tình trạng mua, bán nhà, đất hai giá (giá bán cao, ghi trong hợp đồng giá thấp) để trốn thuế đã diễn ra phổ biến ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Thực trạng này đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, làm thất thu tiền thuế, gây nên sự thiếu minh bạch, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế và rất nhiều hệ lụy khác.
Đơn cử, một căn nhà giao dịch với giá 10 tỷ đồng sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là 200 triệu đồng (thuế suất 2%), nhưng nếu hợp đồng công chứng để giá 2 tỷ đồng, số thuế phải đóng giảm xuống chỉ còn 40 triệu đồng, Nhà nước sẽ thất thu 160 triệu đồng, còn người bán ăn gian được số tiền này. Vì thế, người mua và người bán thường bắt tay nhau để kê khai thấp giá trị thật của bất động sản chuyển nhượng nhằm giảm thuế.
Trước tình hình này, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Tư pháp, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cục thuế địa phương yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán, làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật, tránh thất thu NSNN. Tổng cục Thuế được Bộ Tài chính giao chỉ đạo các cục thuế địa phương chủ động phối hợp cơ quan công an, sở tư pháp để đấu tranh xử lý có hiệu quả hành vi trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
Công tác chống thất thu thuế là một nhiệm vụ quan trọng luôn được Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo sát sao. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản yêu cầu các cục thuế tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, trong đó tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân; phối hợp với các sở, ngành để chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của cơ quan thuế với những giải pháp nêu trên, thì rất cần có sự tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, ban ngành tại địa phương nơi có đất như như: Cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tài chính, tư pháp, công an, thanh tra… Do đó, cần thiết có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa từ UBND các địa phương để công tác quản lý thuế, chống thất thu đạt được hiệu quả cao hơn, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách bền vững, qua đó đóng góp tương xứng vào NSNN.
Số thu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản mỗi năm đứng thứ 2 trong 10 nguồn thu thuế TNCN và chiếm trên 10% tổng số thu thuế TNCN. Tuy nhiên, số thuế chỉ hơn 10.000 tỷ đồng mỗi năm từ các hoạt động này được đánh giá là chưa tương xứng so với giao dịch thực tế. Hiện tượng kê khai giá giao dịch bất động sản thấp hơn so với thực tế nhằm giảm đi số thuế phải nộp khá phổ biến trong thời gian qua.
Theo nhiều chuyên kinh tế, lâu nay, lĩnh vực này thất thu khá nhiều, số thuế đóng góp trong tổng thu không đáng kể, thuế TNCN chủ yếu từ tiền công, tiền lương. Đợt này cơ quan thuế làm “mạnh tay” để tạo sự công bằng cho người nộp thuế, bởi gần như ai cũng kê khai giá tính thuế thấp hơn giao dịch, dẫn đến trốn thuế. Thời gian qua, cơ quan thuế đã nhiều lần trả hồ sơ cho người dân kê khai lại. Trong trường hợp người dân không đồng ý, cơ quan thuế sẽ chuyển qua cơ quan công an. Nếu bị phát hiện tội trốn thuế vì kê khai giá thấp, cả người mua và người bán đều bị xử phạt hình sự.
Tình trạng mua, bán nhà, đất hai giá (giá bán cao, ghi trong hợp đồng giá thấp) để trốn thuế đã diễn ra phổ biến ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Thực trạng này đã tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, làm thất thu tiền thuế, gây nên sự thiếu minh bạch, công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế và rất nhiều hệ lụy khác.
Đơn cử, một căn nhà giao dịch với giá 10 tỷ đồng sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là 200 triệu đồng (thuế suất 2%), nhưng nếu hợp đồng công chứng để giá 2 tỷ đồng, số thuế phải đóng giảm xuống chỉ còn 40 triệu đồng, Nhà nước sẽ thất thu 160 triệu đồng, còn người bán ăn gian được số tiền này. Vì thế, người mua và người bán thường bắt tay nhau để kê khai thấp giá trị thật của bất động sản chuyển nhượng nhằm giảm thuế.
Trước tình hình này, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Tư pháp, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cục thuế địa phương yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán, làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật, tránh thất thu NSNN. Tổng cục Thuế được Bộ Tài chính giao chỉ đạo các cục thuế địa phương chủ động phối hợp cơ quan công an, sở tư pháp để đấu tranh xử lý có hiệu quả hành vi trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
Công tác chống thất thu thuế là một nhiệm vụ quan trọng luôn được Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo sát sao. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản yêu cầu các cục thuế tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, trong đó tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân; phối hợp với các sở, ngành để chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của cơ quan thuế với những giải pháp nêu trên, thì rất cần có sự tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, ban ngành tại địa phương nơi có đất như như: Cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan tài chính, tư pháp, công an, thanh tra… Do đó, cần thiết có sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa từ UBND các địa phương để công tác quản lý thuế, chống thất thu đạt được hiệu quả cao hơn, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách bền vững, qua đó đóng góp tương xứng vào NSNN.
Theo nhiều chuyên kinh tế, lâu nay, lĩnh vực này thất thu khá nhiều, số thuế đóng góp trong tổng thu không đáng kể, thuế TNCN chủ yếu từ tiền công, tiền lương. Đợt này cơ quan thuế làm “mạnh tay” để tạo sự công bằng cho người nộp thuế, bởi gần như ai cũng kê khai giá tính thuế thấp hơn giao dịch, dẫn đến trốn thuế. Thời gian qua, cơ quan thuế đã nhiều lần trả hồ sơ cho người dân kê khai lại. Trong trường hợp người dân không đồng ý, cơ quan thuế sẽ chuyển qua cơ quan công an. Nếu bị phát hiện tội trốn thuế vì kê khai giá thấp, cả người mua và người bán đều bị xử phạt hình sự.
Theo baotintuc.vn
Liên kết website
Ý kiến ()