Tất cả chuyên mục
Thứ Tư, 27/11/2024 07:33 (GMT +7)
“101 cách chống chế”
Chủ nhật, 14/08/2011 | 08:57:57 [GMT +7] A A
Một bộ phận quan chức cấp huyện, cấp xã khi làm những việc “chẳng ra sao", thường tìm cách "chống chế" với nhân dân, với dư luận, với cấp trên bằng những quy định "cũ rích", những lập luận kiểu "chờ chỉ đạo của trên" mà chưa thật gần dân, chưa làm thật tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.
Ở phường C, TX Cẩm Phả, từ kiến nghị của người dân, các phóng viên đã đưa tin về mối nguy hại của một bức tường xây dựng trái phép, có nguy cơ đổ xuống ngôi nhà bên cạnh bất cứ lúc nào. Vậy mà khi báo chí đưa tin, cán bộ phường thay bằng tìm cách giải quyết thì lại "xui" gia đình có nguy cơ bị bức tường đổ vào là đi thuê chỗ khác, hoặc là bán nhà đi chỗ khác mà ở? Trong khi đây là hộ quá nghèo, người phụ nữ tuổi cao đã phải chắt chiu từng đồng nuôi chồng ốm lay lắt nhiều năm nay. Ngôi nhà thì ọp ẹp, tiền sửa cũng chẳng có, lấy đâu ra tiền mà đi thuê chỗ khác? Khi phóng viên trao đổi qua điện thoại về việc báo chí nêu để thông tin về cách giải quyết của địa phương thì họ "chống chế": Cứ làm công văn xuống, chúng tôi sẽ trả lời và làm theo luật định.
Đây có thể coi là việc "nước sôi lửa bỏng", chậm một ngày cũng có thể gây hậu quả khôn lường, vậy mà một số cán bộ có trách nhiệm của phường cứ ung dung giải quyết sự việc tuần tự theo các quy định hành chính! Trong khi đó, có những việc cần thời gian để đánh giá toàn diện tác động xã hội, tác động môi trường như dự án lấy 40 ha bãi triều ở xã H làm nhà máy, lãnh đạo xã chỉ cần có 1 ngày để hoàn thành công văn trả lời. Chuyện như thế người dân có quyền nghi ngờ "Có gì thì mới làm nhanh, nếu mà không có thì anh phải chờ".
Chuyện một số hộ dân ở phường H, TP Hạ Long. Dân ở khu vực thấp, dự án ở trên cao, cứ khi mưa xuống, đất đá tràn vào nhà. Đã có trường hợp gây chết người vì đất đá ập vào nhà khi mưa to. Người dân muốn xây lại nhà cho chắc chắn cũng không được vì nằm trong quy hoạch. Quy hoạch thì làm sớm, để đền bù, tái định cư cho dân cũng không xong vì là "quy hoạch treo", còn chờ dài dài. Dân xin hỗ trợ tiền xây kè ở tạm, nhà đầu tư hứa rồi để đấy, còn chính quyền thì cũng chẳng biết làm thế nào, đành chống chế "chờ cấp trên giải quyết"! Còn dân, đành sống chung với mối nguy hiểm mang hình dáng "tử thần" và mòn mỏi chờ… quy hoạch.
Còn câu chuyện ở xã H, huyện Tiên Yên. Đất rừng được giao cho một doanh nghiệp để trồng măng. Người dân hy vọng có công ăn việc làm từ một dự án "hoành tráng" vào bậc nhất ở cái huyện miền núi khó khăn này. Vậy nhưng chỉ toàn "bánh vẽ", đất rừng bỏ hoang, dân không có đất, muốn thoát nghèo cũng chẳng biết làm cách nào. Đói làm liều, đành trồng cây lên đất của doanh nghiệp mà chẳng biết có được thu hoạch không, hay giống như khi trồng cây lên đất trống lâm nghiệp? Khi trồng thì không ai ngăn cản, khi chăm cây cũng không ai bảo sao, nhưng khi thu hoạch thì Lâm trường giữ! Dân kêu trời, còn lãnh đạo lại "chống chế" rằng, "chờ xem ý kiến cấp trên thế nào".
Từ những chuyện như vậy thấy rằng, một bộ phận không nhỏ cán bộ các cấp còn chưa thật gần dân, chưa lắng nghe, tìm hiểu những vấn đề của dân, thờ ơ với nguyện vọng của dân, vô cảm trong cách giải quyết công việc liên quan đến dân. Họ có "101 cách chống chế" cho "yếu kém" của mình. Nào là "bận quá", "quy định là vậy", "không phải việc của tôi", "chưa thấy cấp dưới báo cáo"… và khi đuối lý thì "cậy" trên làm bùa hộ mệnh "chờ ý kiến chỉ đạo của trên"!
Mong những "công bộc" của dân hãy biến "101 cách chống chế" thành "101 cách làm hay" khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình để dân, để nước được nhờ!
Ở phường C, TX Cẩm Phả, từ kiến nghị của người dân, các phóng viên đã đưa tin về mối nguy hại của một bức tường xây dựng trái phép, có nguy cơ đổ xuống ngôi nhà bên cạnh bất cứ lúc nào. Vậy mà khi báo chí đưa tin, cán bộ phường thay bằng tìm cách giải quyết thì lại "xui" gia đình có nguy cơ bị bức tường đổ vào là đi thuê chỗ khác, hoặc là bán nhà đi chỗ khác mà ở? Trong khi đây là hộ quá nghèo, người phụ nữ tuổi cao đã phải chắt chiu từng đồng nuôi chồng ốm lay lắt nhiều năm nay. Ngôi nhà thì ọp ẹp, tiền sửa cũng chẳng có, lấy đâu ra tiền mà đi thuê chỗ khác? Khi phóng viên trao đổi qua điện thoại về việc báo chí nêu để thông tin về cách giải quyết của địa phương thì họ "chống chế": Cứ làm công văn xuống, chúng tôi sẽ trả lời và làm theo luật định.
Đây có thể coi là việc "nước sôi lửa bỏng", chậm một ngày cũng có thể gây hậu quả khôn lường, vậy mà một số cán bộ có trách nhiệm của phường cứ ung dung giải quyết sự việc tuần tự theo các quy định hành chính! Trong khi đó, có những việc cần thời gian để đánh giá toàn diện tác động xã hội, tác động môi trường như dự án lấy 40 ha bãi triều ở xã H làm nhà máy, lãnh đạo xã chỉ cần có 1 ngày để hoàn thành công văn trả lời. Chuyện như thế người dân có quyền nghi ngờ "Có gì thì mới làm nhanh, nếu mà không có thì anh phải chờ".
Chuyện một số hộ dân ở phường H, TP Hạ Long. Dân ở khu vực thấp, dự án ở trên cao, cứ khi mưa xuống, đất đá tràn vào nhà. Đã có trường hợp gây chết người vì đất đá ập vào nhà khi mưa to. Người dân muốn xây lại nhà cho chắc chắn cũng không được vì nằm trong quy hoạch. Quy hoạch thì làm sớm, để đền bù, tái định cư cho dân cũng không xong vì là "quy hoạch treo", còn chờ dài dài. Dân xin hỗ trợ tiền xây kè ở tạm, nhà đầu tư hứa rồi để đấy, còn chính quyền thì cũng chẳng biết làm thế nào, đành chống chế "chờ cấp trên giải quyết"! Còn dân, đành sống chung với mối nguy hiểm mang hình dáng "tử thần" và mòn mỏi chờ… quy hoạch.
Còn câu chuyện ở xã H, huyện Tiên Yên. Đất rừng được giao cho một doanh nghiệp để trồng măng. Người dân hy vọng có công ăn việc làm từ một dự án "hoành tráng" vào bậc nhất ở cái huyện miền núi khó khăn này. Vậy nhưng chỉ toàn "bánh vẽ", đất rừng bỏ hoang, dân không có đất, muốn thoát nghèo cũng chẳng biết làm cách nào. Đói làm liều, đành trồng cây lên đất của doanh nghiệp mà chẳng biết có được thu hoạch không, hay giống như khi trồng cây lên đất trống lâm nghiệp? Khi trồng thì không ai ngăn cản, khi chăm cây cũng không ai bảo sao, nhưng khi thu hoạch thì Lâm trường giữ! Dân kêu trời, còn lãnh đạo lại "chống chế" rằng, "chờ xem ý kiến cấp trên thế nào".
Từ những chuyện như vậy thấy rằng, một bộ phận không nhỏ cán bộ các cấp còn chưa thật gần dân, chưa lắng nghe, tìm hiểu những vấn đề của dân, thờ ơ với nguyện vọng của dân, vô cảm trong cách giải quyết công việc liên quan đến dân. Họ có "101 cách chống chế" cho "yếu kém" của mình. Nào là "bận quá", "quy định là vậy", "không phải việc của tôi", "chưa thấy cấp dưới báo cáo"… và khi đuối lý thì "cậy" trên làm bùa hộ mệnh "chờ ý kiến chỉ đạo của trên"!
Mong những "công bộc" của dân hãy biến "101 cách chống chế" thành "101 cách làm hay" khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình để dân, để nước được nhờ!
Việt Nguyễn
Liên kết website
Ý kiến ()